https://jfst.vn/index.php/ntu/issue/feed Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2024-05-25T03:01:26+00:00 Open Journal Systems <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản ISSN: 1859 - 2252 (được Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép xuất bản ngày 10/4/2003 tại quyết định số 112/GP-BVHTT) là cơ quan ngôn luận về khoa học của Trường Đại học Nha Trang, xuất bản 4 số/năm với ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh, được phát hành rộng rãi và miễn phí. Tạp chí được phát hành trên toàn quốc: doanh nghiệp trong ngành thủy sản, kinh tế biển, các sở khoa học - công nghệ trên toàn quốc, các trường đại học, viện nghiên cứu trong khối nông - lâm - ngư…và một số Trường Đại học, Viện nghiên cứu nước ngoài.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Tôn chỉ, mục đích của Tạp chí:</span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển thủy sản.</span></span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thủy sản nhằm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy của nhà Trường;</span></span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học về thủy sản ở trong và ngoài nước;</span></span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Với mong muốn thực sự trở thành diễn đàn của những người hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản, Ban biên tập Tạp chí rất mong muốn nhận được sự cộng tác, trao đổi học thuật của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực nghiên cứu về khoa học công nghệ thủy sản.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Các bài báo đăng trên Tạp chí đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm công trình khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư hàng năm.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">Năm 2024, Tạp chí đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm công trình (theo Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN ngày 5/7/2024) ở các chuyên ngành:</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">1. HĐGS ngành, liên ngành Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản: 1,0 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">2. HĐGS ngành, liên ngành Cơ khí – Động lực: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">3. HĐGS ngành, liên ngành Giao thông vận tải: 0,25 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">5. HĐGS ngành, liên ngành Hóa học – Công nghệ thực phẩm: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">6. HĐGS ngành, liên ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">7. HĐGS ngành, liên ngành Sinh học: 0,5 điểm</span></span></strong></p> https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/133 Ảnh hưởng của mật độ và độ sâu mương đến hiệu quả nuôi tôm trong mô hình tôm sú – khóm tại Gò Quao – Kiên Giang 2024-04-04T09:37:01+00:00 Duy Duyệt Dương duyet3d@gmail.com Thị Trúc Mai Danh trucmaikn@gmail.com Như Thủy Mai thuymn@ntu.edu.vn Hoàng Lê Minh hoanglm@ntu.edu.vn <p><em>Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi và độ sâu mương khóm đến tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm sú nuôi và hiệu quả nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm tại Gò Quao, Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự sai khác về tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và lợi nhuận của vụ nuôi ở các mật độ nghiên cứu (P &lt; 0,05). Sau 81 ngày nuôi, với mật độ 2 con/m<sup>2</sup> tôm đạt khối lượng trung bình (34,18 ± 0,28 g/con)</em> <em>và tỷ lệ sống (55,08 ± 0,92%), tỷ suất lợi nhuận (159,38%)</em> <em>cao hơn so với các mật độ cao hơn (3, 4 và 5 con/m<sup>2</sup>). Độ sâu mương khóm cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả việc nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm. Trong các mức độ sâu nghiên cứu, tôm nuôi ở mương khóm có độ sâu 1 m cho kết quả về tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và tỷ hiệu quả kinh tế cao hơn so với tôm nuôi ở độ sâu 0,6; 0,8 và 1,2 m. </em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> mật độ, độ sâu, mô hình tôm - khóm, Gò Quao, Kiên Giang</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/178 Nghiên cứu tách chiết caffeine từ hạt cà phê bằng phương pháp trích ly dung môi có hỗ trợ vi sóng 2024-01-11T01:20:19+00:00 Ngọc Trần Quang ngoctq@ntu.edu.vn <p><em>Quá trình trích ly caffeine từ hạt cà phê vối (Coffea robusta) được tiến hành với hai dung môi ethyl acetate và nước có hỗ trợ vi sóng. Dung môi nước cho kết quả trích ly tốt hơn, hiệu suất trích ly caffeine đạt 84% chỉ sau thời gian 40 phút. Hạt cà phê sau khi tách caffeine (cà phê decaf) được rang, xay và tiến hành đánh giá cảm quan. Bước đầu cho thấy cà phê decaf có chất lượng khá tốt.</em></p> <p><strong>Từ khoá:</strong> Caffeine, Trích ly hỗ trợ vi sóng, Cà phê Decaf</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/190 Đánh giá tiềm năng probiotic của vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu hóa của hàu Thái Bình Dương <i>Crassotrea Gigas</i> nuôi tại Ninh Hòa, Khánh Hòa, Việt Nam 2023-12-28T02:23:56+00:00 Hai Phạm Thị Minh haiptm@ntu.edu.vn Nguyễn Thị Thanh Hải haiptm@ntu.edu.vn Lê Nhã Uyên haiptm@ntu.edu.vn <p><em>Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tiềm năng probiotic của vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu hóa của hàu biển Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) nuôi tại khu vực Ninh Hòa, Khánh Hòa, Việt Nam với định hướng phát triển sản phẩm probiotic phục vụ cho giai đoạn nuôi ấu trùng hàu và nuôi lưu hàu thương phẩm. Qua quy trình phân lập với môi trường MA (Marine agar), nghiên cứu đã thu nhận 22 chủng vi khuẩn từ hệ tiêu hóa của hàu, gồm 15 chủng gram dương và 7 chủng gram âm. Khả năng kháng khuẩn, sinh enzyme ngoại bào, hoạt tính gây tan máy và khả năng chịu mặn là các tiêu chí được sử dụng để sàng lọc các chủng vi khuẩn định hướng probiotic. Khả năng kháng khuẩn đối với Vibrio parahaemolyticus và sinh enzyme ngoại bào protease, amylase, cellulase) được đánh giá bằng phương pháp khuyết tán trên đĩa thạch. Hoạt tính gây tan máu (hemolytic activity) được xác định trên môi trường thạch BA (Blood agar). Khả năng chịu mặn được xác định bằng phương pháp đo độ đục ở bước sóng 600nm. Sau quá trình sàng lọc, thu nhận được 3 chủng BS2, N5 và N7 đều có khả năng kháng Vibrio parahaemolyticus ATCC 43996, có khả năng chịu mặn đến nồng độ NaCl 4%, và sinh enzyme ngoại bào protease, cellulase, và amylase. Hơn nữa, 3 chủng này đều cho kết quả âm tính trong kiểm tra sàng lọc tan huyết sử dụng đĩa thạch máu. Sau khi thực hiện định danh bằng chỉ thị 16S rRNA, N5 và N7 được xác định thuộc nhóm Bacillus cereus với độ tương đồng 100%, BS2 là chủng Enterobacter hormaechei với độ tương đồng 99,93%.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> hàu Thái Bình Dương, Crassotrea gigas, probiotic, kháng khuẩn, sinh enzyme ngoại bào, tan máu</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/206 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá bông lau giống (<i>Pangasius krempfi</i> Fang & Chaux, 1949) ương trong giai đặt trong ao đất tại tỉnh Bến Tre 2024-01-11T01:27:51+00:00 Nguyễn Phước Triệu phuoctrieu094@gmail.com Nguyễn Thị Phương Thảo phuongthao8685@gmail.com <p><em>Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mật độ ương cá bông lau giống phù hợp. Cá bông lau giống (chiều dài 46,0±7,0 mm và khối lượng 1,4±0,6 g) được thu gom từ các hộ khai thác cá giống và thả ngẫu nhiên trong các giai (60 m<sup>2</sup>) đặt trong ao đất (1.500 m<sup>2</sup>/ao) ở các mật độ 20, 30 và 40 con/m<sup>2</sup>, ứng với 3 nghiệm thức thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Trong suốt thời gian ương cá được cho ăn thức ăn công nghiệp 44-55% protein, 2 lần/ngày. Sau 35 ngày ương, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài cá ở các nghiệm thức lần lượt là </em><em>1,33</em><em>±0,07</em><em> mm/ngày (1,99</em><em>±0,06</em><em>%/ngày); 1,30</em><em>±0,09</em><em> mm/ngày (2,01</em><em>±0,13</em><em>%/ngày); 1,28</em><em>±0,11</em><em> mm/ngày (1,94</em><em>±0,09</em><em>%/ngày) </em><em>(p&gt;0,05)</em><em>; </em><em>và tốc độ tăng trưởng khối lượng tương ứng là </em><em>281,6</em><em>±17,5</em><em> mg/ngày (5,84</em><em>±0,12</em><em>%/ngày), 257,9</em><em>±30,6</em><em> mg/ngày (5,83</em><em>±0,32</em><em>%/ngày) và 242,6</em><em>±52,9</em><em> mg/ngày (5,45</em><em>±0,31</em><em>%/ngày). Hệ số phân đàn về chiều dài và khối lượng ở các mật độ lần lượt là: 15,8±1,0% và 42,9±3,2% (20 con/m<sup>2</sup>); 17,6±2,8% và 49,1±8,4% (30 con/m<sup>2</sup>); 15,4±1,3% và 46,5±6,3% (40 con/m<sup>2</sup>). Tỷ lệ sống đạt được cao nhất ở mật độ 20 con/m<sup>2</sup> là 91,0±4,0% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p&lt;0,05) so với các mật độ còn lại, 30 con/m<sup>2</sup> (55,1±7,5%) và 40 con/m<sup>2</sup> (39,6±3,8%). </em><em>Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, trong các mật độ thí nghiệm, mật độ ương cá bông lau giống phù hợp là 20 con/m<sup>2</sup>.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> cá bông lau, cá giống, mật độ, sinh trưởng.</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/209 Ảnh hưởng của các loại kích dục tố lên sinh sản của cá đục bạc (<i>Sillago sihama</i> Forsskål, 1775) 2023-12-22T07:28:15+00:00 Nguyễn Thị Thu Hằng ngvandungria3@gmail.com Dũng Nguyễn Văn ngvandungria3@gmail.com <p><em>Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của kích dục tố lên thời gian hiệu ứng, tỷ lệ đẻ, sức sinh sản thực tế, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, thời gian phát triển phôi và tỷ lệ sống của ấu trùng 5 ngày tuổi của cá đục bạc. Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức bao gồm: kích dục tố HCG (500 UI/kg cá); LHRHa (20 µg/kg cá); Ovaprim (0,5 mg/kg cá) và đối chứng (không tiêm kích dục tố). Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thích sinh sản nhân tạo cá đục bạc bằng HCG cho hiệu quả tốt nhất về thời gian hiệu ứng (36,17 giờ), tỷ lệ đẻ (66,70%), tỷ lệ thụ tinh (64,64%), tỷ lệ nở (70,42%), kích thước ấu trùng mới nở (1,62 mm) và tỷ lệ sống của cá bột 5 ngày tuổi (75,70%) so với các nghiệm thức còn lại (p&lt;0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức sử dụng HCG và Ovaprim (p&gt;0,05). Không có sự sai khác có ý nghĩa về thời gian phát triển phôi, kích thước giọt dầu, kích thước noãn hoàng giữa các nghiệm thức (p&gt;0,05). Kết quả cho thấy, sử dụng HCG với liều lượng 500 UI/kg cá cái cho hiệu quả cao trong sinh sản nhân tạo cá đục bạc.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Cá đục bạc (<em>Sillago sihama</em>), HCG, LHRHa, Ovaprim, sinh sản</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/210 Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho đội tàu lưới vây tại Nha Trang bằng phân tích bao dữ liệu (DEA) 2024-04-05T08:43:00+00:00 Nga Cao Thị Hồng ngacth@ntu.edu.vn <p><em> </em><em>Nghiên cứu này đo lường hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra cho các tàu lưới vây và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của tàu ở nghề cá Nha Trang, Việt Nam. Phân tích bao dữ liệu (Data Development Analysis (DEA)) hai bước được sử dụng trong cuộc nghiên cứu này. Dữ liệu của 52 tàu lưới vây ở Nha Trang được thu thập vào năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mô hình DEA trong trường hợp hiệu quả biến đổi theo quy mô, hệ số hiệu quả kỹ thuật trung bình của tàu là 0,872, và con số này giảm xuống còn 0,848 với mô hình DEA trong trường hợp hiệu quả không đổi theo quy mô. Hiệu quả theo quy mô sản xuất trung bình của đội tàu này đạt 97,2%. Kinh nghiệm đánh bắt của thuyền trưởng và qui mô gia đình (đại diện cho chi phí lao động) là những yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của tàu tại các mức ý nghĩa 5% và 10%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khoảng 37% chủ tàu không nên đầu tư thêm vào tàu vì nó dẫn đến lãng phí kinh tế. Cuộc nghiên cứu này có kiến nghị là thay vì hỗ trợ tài chính cho ngư dân thì chính phủ có những hỗ trợ khác như cung cấp thông tin về thực trạng trữ lượng nguồn lợi, dự báo thời tiết nhằm tránh sự gia tăng thêm nỗ lực đánh bắt.</em></p> <p><strong> Từ khóa:</strong> Đội tàu lưới vây, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả qui mô sản xuất, phân tích bao dữ liệu (DEA)</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/226 Nghiên cứu sự thành thục sinh sản của cá ong bầu (<i>Rhynchopetaltes oxyrhynchus</i> Temminck & Schlegel, 1842) trong ao nuôi lót bạt 2024-03-12T07:20:52+00:00 Võ Đức Nghĩa voducnghia@huaf.edu.vn Lê Văn Dân ledan@huaf.edu.vn Nguyễn Đức Thành nguyenducthanh@huaf.edu.vn Nguyễn Anh Tuấn nguyenanhtuan@huaf.edu.vn <p><em>Cá ong bầu (Rhynchopelates oxyrhynchus), đối tượng bản địa tiềm năng mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, các dữ liệu liên quan đến sự thành thục sinh sản của đối tượng này trong nuôi ao lót bạt vẫn chưa được thực hiện. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thành thục của cá ong bầu trong ao nuôi lót bạt nhằm chủ động được nguồn cá bố mẹ thành thục phục vụ sinh sản nhân tạo thông qua sự thay đổi về hệ số thành thục, đường kính tế bào trứng và nồng độ vitellogenin trong máu</em> <em>đối với cá cái và sự thành thục tuyến sinh dục đối với cá đực.</em> <em>Kết quả của nghiên cứu cho thấy cá ong bầu bố mẹ có thể nuôi vỗ thành thục trong ao nuôi lót bạt với tỷ lệ sống lớn hơn 60%. Hệ số thành thục được ghi nhận cao nhất đạt 5,30% (cá cái) và 3,56% (cá đực). Hàm lượng Vtg huyết tương tăng dần theo thời gian nuôi vỗ với 102,0 ng/mL tại tháng 1 và đạt giá trị cao nhất 765,9 ng/mL vào tháng 8. Đối chiếu với kết quả cắt mô tế bào học cho thấy rằng tuyến sinh dục của cá ong bầu cái ở giai đoạn sớm của quá trình hấp thụ noãn hoàng vào tháng 7 và giai đoạn thành thục sinh sản xảy ra từ tháng 8 đến tháng 9 với đường kính trứng lớn hơn 400 µm. </em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> ong bầu, vitellogenin, sự thành thục</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/230 Ảnh hưởng của độ cứng đến một số chỉ tiêu sinh sản của cá chép (<i>Cyprinus carpio</i> Linnaeus, 1758) 2024-04-10T08:28:55+00:00 Lý Tiền Hải thly@blu.edu.vn Thị Kiều Nguyễn thly@blu.edu.vn <p><em>Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng độ cứng của nước lên tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá chép. Thí nghiệm ấp trứng cá chép từ trứng thụ tinh đến ấu trùng tiêu hết noãn hoàng được thực hiện với các nghiệm thức có độ cứng của nước khác nhau, gồm: </em><em>70, 100, 130, 160 và 190 mg mg CaCO<sub>3</sub>.L<sup>-1 </sup>với mật độ ấp là 400 trứng.L<sup>-1</sup>. Kết quả thí nghiệm cho thấy trứng có tỷ lệ thụ tinh cao và tương đương nhau giữa các nghiệm thức (88,7-90,0%). </em><em>Tỷ lệ nở của trứng cá nằm trong khoảng 85,3- 88,3%, cao nhất ở nghiệm thức 70 mg CaCO<sub>3</sub>.L<sup>-1</sup>. Ở giai đoạn cá tiêu hết noãn hoàng, tỷ lệ sống đạt cao nhất khi ấp ở 70 mg CaCO<sub>3</sub>.L<sup>-1</sup> so với các nghiệm thức còn lại (p&lt;0,05). Tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá chép trong khoảng 1,3-10,3%, thấp nhất ở nghiệm thức 70 mg CaCO<sub>3</sub>.L<sup>-1</sup>. Từ kết quả nghiên cứu này có thể cho rằng ấp trứng cá chép phù hợp ở trong môi trường nước có độ cứng 70 mg CaCO<sub>3</sub>.L<sup>-1</sup>.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> cá chép, Cyprinus carpio, độ cứng nước, tỷ lệ nở </p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/236 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng cảm quan sản phẩm cá bè vẫu (<i>Caranx ignobilis</i> (Forsskål, 1775)) muối chua 2024-01-22T08:37:49+00:00 Văn Đức Thái ductv@ntu.edu.vn Trang Nguyễn Thị Mỹ trangntm@ntu.edu.vn Chung Lê Phương chunglp@ntu.edu.vn Vương Trần Văn vuongtv@ntu.edu.vn Hương Đặng Thị dangthithuhuong@ntu.edu.vn Hoan Vũ Thị vuthihoan@iuh.edu.vn Minh Vũ Quang minh.vq.2306@gmail.com Văn Nguyễn Lâm Khải nguyenlamkhaivan1508@gmail.com <p><em>Cá Bè Vẫu muối chua là sản phẩm mới trong dòng sản phẩm cá muối chua truyền thống ở nước ta. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào công đoạn lên men. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian lên men và các gia vị bổ sung đến chất lượng sản phẩm cá Bè Vẫu muối chua. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi lên men với tỷ lệ đường là 26%, muối ăn 10%, tỏi 10% và riềng 3%, và thời gian lên men 14 ngày cho chất lượng cảm quan của sản phẩm cao nhất.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> cá Bè vẫu, lên men, cảm quan</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/267 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tai bồ (<i>Platax teira</i>) giai đoạn giống 2024-01-19T09:59:44+00:00 Hùng Phạm Quốc hungpq@ntu.edu.vn Hứa Thị Ngọc Dung dunghtn@ntu.edu.vn <p><em>Trong một nghiên cứu về cá tai bồ (Platax teira) giai đoạn giống, ảnh hưởng của mật độ ương ở mức 1,0, 1,5, 2,0 và 2,5 con/L đã được đánh giá để xác định tác động của chúng đối với sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn. Cá tai bồ có kích thước ban đầu </em><em>1,60 ± 0</em><em>,</em><em>12</em><em> c</em><em>m</em><em> và </em><em>0</em><em>,</em><em>21 ± 0</em><em>,</em><em>05 g</em><em>/con</em><em> được bố trí ương trong các bể composite có thể tích 250 lít/bể. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với ba lần lặp trong thời gian 28 ngày. </em><em>Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cao hơn đáng kể ở mật độ thấp hơn là 1,0 và 1,5 con/L, với mức tăng trưởng thấp nhất được quan sát thấy ở mật độ 2,5 con/L. Hệ số phân đàn chiều dài và khối lượng cũng đạt được tốt hơn ở mật độ ương thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ sống vẫn nhất quán ở tất cả các mật độ, cho thấy rằng mật độ tăng lên trong phạm vi được thử nghiệm không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống sót hay sức khỏe tổng thể của cá. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) hiệu quả hơn ở mật độ 1,0 – 1,5 con/L. Tuy nhiên, năng suất sinh khối tăng theo mật độ, đạt đỉnh ở 2,5 con/L. Những kết quả này cho thấy rằng trong khi mật độ thấp hơn sẽ tốt hơn cho sự tăng trưởng của từng cá thể và hiệu quả sử dụng thức ăn, thì mật độ cao hơn có thể mang lại năng suất sinh khối tổng thể lớn hơn. Mật độ 1,5 con/L được khuyến nghị để cân bằng hiệu suất tăng trưởng của từng cá thể với sản lượng tổng thể. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu hóa mật độ ương trong nuôi trồng thủy sản để đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế mà không ảnh hưởng đến phúc lợi của cá. Các nghiên cứu sâu hơn nên đánh giá về các chỉ số miễn dịch, căng thẳng và sinh hóa để hiểu đầy đủ về tác động của mật độ đối với cá tai bồ và cải tiến các hoạt động nuôi loài cá này.</em></p> <p><em><strong>Từ khóa:</strong> cá tai bồ, hiệu quả sử dụng thức ăn, mật độ, </em><em>Platax teira</em><em>, sinh trưởng.</em></p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/269 Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp tách thịt và chế độ làm lạnh đến chất lượng hàu thịt (<i>Crassostrea gigas</i>) bảo quản lạnh 2024-03-25T09:14:56+00:00 Việt Bùi Trần Nữ Thanh thanhviet@ntu.edu.vn Nguyễn Kỳ Sanh thanhviet@ntu.edu.vn Trần Thị Huyền thanhviet@ntu.edu.vn Trần Thanh Giang thanhviet@ntu.edu.vn Phạm Thị Minh Hải thanhviet@ntu.edu.vn Ngô Thị Hoài Dương thanhviet@ntu.edu.vn <p><em>Trong nghiên cứu này thịt hàu tươi được thu nhận từ nguyên liệu hàu sữa Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) đã được nuôi lưu thanh lọc sinh học. Quá trình thu nhận thịt hàu được khảo sát trên các kích thước nguyên liệu khác nhau và phương pháp tách vỏ khác nhau (gia nhiệt và không gia nhiệt). Thịt hàu sau tách vỏ được rửa sạch và tiến hành bảo quản lạnh trong nước biển lạnh, nước muối lạnh (&lt;4<sup>o</sup>C) ở các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy nguyên liệu hàu trọng lượng 14-16 con/kg (chiều dài 8-10cm/ con) có tỷ lệ thu hồi thịt cao hơn so với các kích thước hàu còn lại. Phương pháp hấp có thời gian tách thịt ngắn nhất (3,5 phút). Thịt hàu tách bằng phương pháp hấp và không gia nhiệt đều có thể bảo quản đến 10 ngày trong nước muối lạnh ở nồng độ 3,4% vẫn giữ chất lượng tốt, so với mẫu đối chứng chỉ giữ chất lượng ổn định dưới 7 ngày.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> thịt hàu, bảo quản lạnh, hàu sữa Thái Bình Dương.</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/462 Đánh giá khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ rừng ngập mặn khu vực tỉnh Khánh Hoà 2024-03-13T02:06:52+00:00 Tiến Ninh Trần ninh.tt.62cnsh@ntu.edu.vn Xuân Phong Lê phong.lx.62cnsh@ntu.edu.vn Phạm Hoàng Vũ Lưu vu.plh.62cnsh@ntu.edu.vn Hồng Cầm Văn cam.vh@ntu.edu.vn Thường Nguyễn Thị Như nhuthuongnt@ntu.edu.vn <p><em>Xạ khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ từ trầm tích rừng ngập mặn và là đối tượng tiềm năng tạo ra các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các chủng xạ khuẩn có nguồn gốc từ rừng ngập mặn tại khu vực tỉnh Khánh Hoà. Tổng cộng 46 chủng xạ khuẩn được phân lập từ 9 mẫu bùn thu thập tại 3 rừng ngập mặn khác nhau trong khu vực tỉnh Khánh Hoà. Trong đó, 18/46 chủng (39%) thể hiện hoạt tính đối kháng với 5 chủng vi sinh vật kiểm định. Đặc biệt, 4 chủng xạ khuẩn A11, A17, A18, A35 thể hiện hoạt tính đối kháng mạnh với 2 chủng kiểm định là Staphylococcus aureus ATCC 25923 và Bacillus subtilis ATCC 6633 với đường kính vòng kháng từ 15-19 mm. Chủng xạ khuẩn A18 có hoạt tính đối kháng mạnh nhất đối với S. aureus ATCC 25923 và B. subtilis ATCC 6633, với đường kính vòng kháng lần lượt là 18,17 ± 0,29 mm và 19,67 ± 0,58 mm. Phân loại sơ bộ trên hệ thống môi trường ISP cho thấy chủng A18 thuộc chi Streptomyces. Phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy chủng Streptomyces sp. A18 thuộc loài Streptomyces griseorubens với mức độ tương đồng cao nhất là 99,78% khi so sánh với cơ sở dữ liệu của các loài xạ khuẩn trên GenBank. Kết quả cho thấy xạ khuẩn từ hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ là nguồn cung cấp tiềm năng cho các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.</em></p> <p><strong>Từ khoá:</strong> xạ khuẩn, kháng khuẩn, kháng nấm, rừng ngập mặn.</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/463 Tương tác giữa chu kì quang và cường độ chiếu sáng lên sinh trưởng quần thể và thành phần sinh hóa tảo silic biển <i>Thalassiosira weissflogii</i> (Grunow) G. Fryxell & Hasle, 1977 2024-03-01T07:15:27+00:00 Mai Đức Thao thaomd@ntu.edu.vn Nguyễn Trần Thanh Tâm tantn@ntu.edu.vn Kim Jye Lee-Chang tantn@ntu.edu.vn Hùng Phạm Quốc hungpq@ntu.edu.vn <p><em>Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối tương tác giữa cường độ chiếu sáng và chu kì quang lên sinh trưởng quần thể và thành phần sinh hóa tảo silic biển, Thalassiosira weissflogii. Trong nghiên cứu này, T. weissflogii được nuôi cấy trong 9 nghiệm thức là ma trận tổ hợp của 3 mức cường độ ánh sáng khác nhau là 75, 100, và 125 µmol/m/s (µE/m<sup>2</sup>/s) và ba chế độ chiếu sáng (chu kỳ quang) là 12 giờ sáng: 12 giờ tối (12hL:12hD), 16 giờ sáng: 8 giờ tối (16hL:8hD), và 24 giờ chiếu sáng liên tục (24hL:0hD). Các thông số sinh trưởng quần thể (mật độ cực đại, tốc độ sinh trưởng quần thể ở pha logarithm) và thành phần sinh hóa vi tảo được thu thập. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cường độ chiếu sáng và chu kì quang tương tác chặt chẽ và ảnh hưởng rõ rệt lên sinh trưởng quần thể T. weissflogii. Cường độ chiếu sáng và chu kì quang ở mức trung bình (100-125 µE/m2/s và 18hL:6hD) đem lại hiệu quả nuôi cấy T. weissflogii. Điều kiện chiếu sáng cao làm gia tăng quá trình tích lũy SFAs và MUFAs, cũng như làm giảm hàm lượng EPA, DHA trong một số trường hợp cụ thể.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Ánh sáng, sinh trưởng quần thể, thành phần sinh hóa, vi tảo</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/464 Nghiên cứu sơ chế phụ phẩm rong nho (<i>Caulerpa lentilliera</i>) làm nguồn nguyên liệu sản xuất rong nho cháy tỏi 2024-05-03T07:24:45+00:00 Tưởng Lê Thị tuonglt@ntu.edu.vn Tạ Thị Thu Thảo tuonglt@ntu.edu.vn Đỗ Thị Linh Duyên tuonglt@ntu.edu.vn <p><em>Sơ chế phụ phẩm rong nho (</em><em>Caulerpa lentilliera</em><em>) làm nguồn nguyên liệu để sản xuất rong nho cháy tỏi đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy, phụ phẩm rong nho sau khi phân loại, làm sạch được ngâm trong nước ngọt ở nhiệt độ phòng (26 ± 1</em><em>ºC</em><em>) trong thời gian 30 phút giúp loại bỏ tối đa mùi tanh và muối trong rong. Rong nho được chần ở nhiệt độ 85</em><em>ºC</em><em> trong thời gian 15 giây giúp rong giữ được màu xanh tốt nhất. Điều kiện ly tâm 800 vòng/phút trong 8 phút tách được 24% lượng nước bám trên bề mặt nhưng vẫn giữ được cấu trúc của rong. Sấy lạnh kết hợp bơm nhiệt ở 55</em><em>ºC</em><em> trong thời gian 3 giờ (vận tốc không khí 2 m/s, bề dày của lớp rong 0,5 ± 0,2 cm), thu được phụ phẩm rong nho khô có độ ẩm 4% và hoạt độ nước 0,52. Kết quả đạt được từ nguyên cứu này chỉ ra tiềm năng sử dụng phụ phẩm rong nho đã sơ chế như một nguồn nguyên liệu để sản xuất rong nho cháy tỏi.</em></p> <p><strong>Từ khoá:</strong> Phụ phẩm rong nho, rong nho cháy tỏi, rong nho</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/465 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ oxy hoà tan đến khả năng xử lý nitơ trong nước thải tàu du lịch bằng công nghệ A/O 2024-03-28T09:10:55+00:00 Danh Trương Trọng danhtt@ntu.edu.vn Ngọc Anh Hoàng anhhn@ntu.edu.vn Thị Ngọc Thanh Nguyễn thanhntn@ntu.edu.vn Phương Chung Lê chunglp@ntu.edu.vn <p><em>Nước thải tàu du lịch thường chủ yếu phát sinh từ nhà vệ sinh và có tỉ lệ COD/N thấp nên khó loại bỏ TN. QCVN 100:2018/BGTVT được ban hành với yêu cầu nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là về chỉ tiêu TN. Nghiên cứu áp dụng mô hình A/O để xử lý nước thải tàu du lịch với các điều kiện DO ở bể hiếu khí khác nhau. Kết quả cho thấy hiệu suất xử lý TN các điều kiện DO 3 – 3.5 mg/l, 2 – 2.5 mg/L, 1 – 1.5 mg/L lần lượt bằng 37.66%, 52.51% và 70.24 %. Kết quả nghiên cứu cho thấy để loại bỏ TN đạt QCVN 100:2018/BGTVT thì cần kiểm soát DO ở bể hiếu khí ở nồng độ 1 – 1.5 mg/L và phải bổ sung thêm Carbon để tăng hiệu quả xử lý, ổn định chất lượng nước đầu ra.</em></p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Nước thải tàu du lịch, A/O, xử lý TN, oxy hoà tan.</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/469 Nghiên cứu xác định nồng độ muối ăn và sodium tripolyphosphate thích hợp cho quá trình chế biến sản phẩm cá chim vây vàng một nắng 2024-03-20T07:46:17+00:00 Nguyễn Thị Mỹ Trang trangntm@ntu.edu.vn Ngọc Bội Vũ boivn@ntu.edu.vn Vũ Quang Minh minh.vq.2306@gmail.com Lê Phương Chung chunglp@ntu.edu.vn <p><em>Cá chim vây vàng là loại cá đang được phát triển nuôi ở quy mô công nghiệp theo hình thức nuôi lồng ở các tỉnh Tây Nam Bộ và duyên hải miền Trung, đặc biệt là Nam Trung Bộ, trong đó có Khánh Hòa. Hiện người dân chỉ tập trung vào phát triển nuôi mà chưa quan tâm nhiều đến chế biến. Do vậy, chúng tôi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ phù hợp trong chế biến một số sản phẩm mới từ cá chim vây vàng nuôi tại khu vực Nam Trung Bộ”. Mục tiêu của nghiên cứu là chế biến cá chim vây vàng thành các sản phẩm dễ vận chuyển và bảo quản nhằm góp phần mở rộng đầu ra cho nghề nuôi cá chim vây vàng phát triển bền vững. Từ kinh phí của đề tài này, chúng tôi nghiên cứu chế biến cá chim vây vàng thành sản phẩm fillet cá chim vây vàng một nắng</em>. <em>Bài báo này chỉ công bố kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ muối ăn và Sodium Tripolyphosphate (STP) thích hợp cho quy trình chế biến sản phẩm fillet cá chim vây vàng một nắng. </em><em>Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy n</em><em>ồng độ muối ăn, STP trong dung dịch ngâm và thời gian ngâm xử lý thịt cá trước khi sấy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cảm quan và độ ẩm của sản phẩm </em><em>fillet cá chim vây vàng một nắng. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ muối ăn và sodium tripolyphosphate thích hợp để ngâm thịt cá trong 2h trước khi sấy tạo sản phẩm fillet cá chim vây vàng một nắng tương ứng là 6% và 4%.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> cá chim vây vàng, fillet, muối ăn, STP, thời gian, chất lượng cảm quan, độ ẩm.</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/169 Nuôi trùn chỉ (<i>Tubificidae</i>) làm thức ăn sống trong nuôi trồng thủy sản 2024-03-12T07:22:30+00:00 Hồng Trương Thị Bích hongttb@ntu.edu.vn <p><em>Họ trùn chỉ gồm những loài có kích thước nhỏ, </em><em>thành cơ thể mỏng dài khoảng 20-25mm, có đầu hình nón đơn giản và thân hình trụ có nhiều đốt (55-95) </em><em>như: Tubifex tubifex, </em><em>L</em><em>imnodrilus</em><em> hoffmeisteri</em><em>, </em><em>Branchiura sowerbyi. </em><em>Bài báo này cung cấp các hình thức nuôi sinh khối trùn chỉ là thức ăn sống cho động vật thủy sản. Bởi vì, </em><em>trùn chỉ đóng vai trò quan trọng ở cả hệ sinh thái tự nhiên và trong sản xuất giống thủy sản. Ngoài tự nhiên, trùn chỉ phân bố trong rãnh nước thải, ao, hồ nước ngọt với mật độ cao. Thức ăn của trùn chỉ chủ yếu là các các hạt khoáng vô cơ và hữu cơ ở nền đáy của thủy vực. Trùn chỉ ăn liên tục, trùn trưởng thành có khả năng tiêu hóa một lượng lớn thức ăn (32% khối lượng cơ thể) trong một ngày </em><em>[</em><em>21</em><em>]</em><em>. Do đó, trùn chỉ không chỉ là thức ăn ưa thích cho các loài cá động vật đáy mà còn thúc đẩy nhanh quá trình phân giải trầm tích đáy. Trong nuôi trồng thủy sản, trùn chỉ được nuôi thu sinh khối làm thức ăn cho giai đoạn cá bột của nhiều loài thủy đặc sản ở nước ngọt như (lươn, trê phú quốc,...) và cá cảnh. Vì, trùn chỉ có năng lượng và giá trị dinh dưỡng cao. </em><em>Năng lượng của nhóm L. hoffmeisteri, T. tubifex phân bố ở vùng nước lợ đạt 5575 cal/g khối lượng khô </em><em>[11]. Thành phần dinh dưỡng của </em><em>loài </em><em>T. tubifex </em><em>chứa protein 57% protein, 13,3% chất béo, chỉ có 2,04% chất xơ, 3,6% tro [24]</em><em>. </em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Trùn chỉ, thức ăn, nuôi sinh khối.</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/491 Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng hàu hương (<i>Spondylus gloriosus</i> Dall, Bartsch & Rehder, 1938) 2024-05-24T13:05:47+00:00 Phạm Thị Khanh khanhpt@ntu.edu.vn Mai Như Thủy thuymn@ntu.edu.vn <p><em>N</em><em>ghiên cứu</em> <em>ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng hàu hương (Spondylus gloriosus)</em><em> nhằm bước đầu </em><em>xác định khoảng độ mặn thích hợp</em><em> trong ương nuôi ấu trùng hàu hương</em><em> từ giai đoạn ấu trùng chữ D đến giai đoạn ấu trùng bám. Nghiên cứu thực hiện với 3 nghiệm thức (NT) độ mặn khác nhau (29‰, 32‰, 35‰), các nghiệm thức được lặp lại 3 lần và bố trí ngẫu nhiên trong các thùng xốp có kích thước 85*50*50cm. </em></p> <p><em>Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn ấu trùng chữ D đến ấu trùng đỉnh vỏ ở</em><em> các nghiệm thức thí nghiệm có chiều dài từ 167,70 – 170,52μm, tốc độc tăng trưởng tuyệt đối dao động từ 1,55 – 2,34μm/ngày</em><em>.</em><em> Tuy nhiên không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P&gt;0,05). T</em><em>ỷ lệ sống của </em><em>ấu trùng hàu hương giai đoạn này từ 68,5 -72,6%, không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P&gt;0,05).</em></p> <p><em>Chiều dài của ấu trùng hàu hương giai đoạn từ ấu trùng đỉnh vỏ đến giai đoạn ấu trùng bám </em><em>ở</em><em> các</em> <em>nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 182,5 – 189μm, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P&gt;0,05), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối đạt 1,14 – 1,97μm/ngày. Tỷ lệ sống của hàu hương ở giai đoạn này có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức độ mặn 32‰ có tỷ lệ sống cao nhất đạt 30,67%, tiếp đến là độ mặn 29‰ đạt 28,67%, nghiệm thức độ mặn 35‰ có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 16,67% và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 29 và 32‰ (P&lt;0,05).</em></p> <p><em>Thời gian biến thái của ấu trùng qua các giai đoạn ở các nghiệm thức độ mặn 29 </em><em>- 35‰ dao động </em><em>376 – 416 giờ (</em><em>15,67 – 17,33 ngày</em><em>) </em><em>và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức </em><em>(P&gt;0,05).</em></p> <p><strong>Từ khóa:&nbsp;</strong> Hàu hương, <em>Spondylus gloriosus</em>, độ mặn, sinh trưởng, tỷ lệ sống, thời gian biến thái</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/476 Ảnh hưởng của tần suất cho ăn lên kết quả ương cá sủ đất (<i>Protonibea diacanthus</i> Lacepède, 1802) giai đoạn giống 2024-04-26T14:34:12+00:00 Mạnh Ngô Văn manhnv@ntu.edu.vn Phạm Thị Anh manhnv@ntu.edu.vn Phạm Đức Hùng hungpd@ntu.edu.vn Dương Nguyễn Hoàng manhnv@ntu.edu.vn <p><em>Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của tần suất cho ăn lên các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá sủ đất (Protonibea diacanthus) giai đoạn giống, nhằm tối ưu hóa quy trình ương và nâng cao hiệu quả sản xuất. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 tần suất cho ăn (2, 3, 4 và 5 lần/ngày), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá giống có khối lượng và chiều dài ban đầu lần lượt là 0,67 ± 0,07 g và 3,34 ± 0,03 cm, được ương trong hệ thống bể composite 100 L với mật độ 1 con/L trong 28 ngày. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm tốc độ tăng trưởng theo chiều dài và khối lượng đặc trưng (SGR<sub>L</sub> và SGR<sub>W</sub>), sinh khối (BM), tỷ lệ sống (SR) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Kết quả cho thấy tần suất cho ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu (P &lt; 0,05). Cá được cho ăn 4 - 5 lần/ngày thể hiện các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn vượt trội so với 2 lần/ngày. Cụ thể, so với nghiệm thức 2 lần/ngày, cá ở nghiệm thức 4 - 5 lần/ngày có SGR<sub>L,W</sub>, BM và SR cao hơn lần lượt 12,4 - 26,1%, 71,8 - 94,7%, 20,8 - 22,6%, đồng thời có FCR thấp hơn 23,5 - 29,4%. Trong hầu hết các trường hợp, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu giữa hai nghiệm thức cho ăn 4 và 5 lần/ngày. Từ kết quả thu được, nghiên cứu đề xuất áp dụng tần suất cho ăn 4 lần/ngày trong ương nuôi cá sủ đất giai đoạn giống, qua đó vừa đảm bảo tối ưu hóa các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn, vừa tiết kiệm chi phí nhân công so với cho ăn 5 lần/ngày. Kết quả nghiên cứu là tiền đề quan trọng cho việc hoàn thiện quy trình sản xuất giống và ương cá sủ đất, góp phần thúc đẩy phát triển nghề nuôi loài cá biển này một cách hiệu quả và bền vững.</em></p> <p><strong><em>Từ khóa</em></strong><em>: Cá</em> <em>sủ đất</em><em>, tần suất cho ăn</em><em>, tăng trưởng, tỷ lệ sống</em><em>,</em><em> hiệu quả sử dụng thức ăn.</em></p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/475 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tự động hóa nhận dạng bệnh trên tôm sú 2024-05-09T02:13:54+00:00 Đình Hưng Nguyễn hungnd@ntu.edu.vn Lê Thị Bích Hằng hangltb@ntu.edu.vn Trần Vĩ Hích hichtv@ntu.edu.vn <p><em>Nghiên cứu này nhằm thử nghiệm, đánh giá khả năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) trong tự động hóa chẩn đoán bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon). Một số bệnh trên tôm sú có dấu hiệu đặc trưng có thể nhận biết thông qua hình ảnh; trên cơ sở đó chúng tôi vận dụng các kỹ thuật tiên tiến của AI trong lĩnh vực thị giác máy tính (computer vision) để xây dựng hệ thống chẩn đoán hình ảnh có khả năng phân loại một số bệnh thường gặp trên tôm sú ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm trên 4 mẫu bệnh: đen mang, đốm đen, đốm trắng và hoại tử cơ cho thấy hệ thống chẩn đoán hình ảnh đạt độ chính xác cao nhất 87,58% với mô hình mạng neural tích chập (convolutional neural network - CNN) EfficientNet-B4 có áp dụng kỹ thuật học chuyển giao (transfer learning). Kết quả này gợi ý tiềm năng ứng dụng AI vào phân loại bệnh trên tôm sú, giúp rút ngắn thời gian, chi phí chẩn đoán bệnh, góp phần làm giảm thiệt hại của dịch bệnh gây ra cho nghề nuôi tôm.</em></p> <p><strong>Từ khóa</strong>: trí tuệ nhân tạo, thị giác máy tính, nhận dạng bệnh tôm, nông nghiệp thông minh</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/480 Nghiên cứu chế biến sản phẩm cá rô phi phi lê tẩm gia vị ăn liền 2024-05-16T03:57:16+00:00 Thu Hương Đặng Thị dangthithuhuong@ntu.edu.vn Nguyễn Thị Kim Loan dangthithuhuong@ntu.edu.vn Nguyễn Thị Thu Sinh dangthithuhuong@ntu.edu.vn Nguyễn Công Vôn dangthithuhuong@ntu.edu.vn <p><em>Cá rô phi phi lê được khử tanh trong dung dịch hỗn hợp: nước muối 3%+giấm gạo 0,3%; nước muối 3%; nước muối 3%+gừng 0,5%. Mẫu khử tanh tốt nhất được tẩm gia vị theo 4 công thức: đường 8%, hạt nêm 0,5%, bột ớt 6%, tiêu 2%, gừng 3%, tỏi 7%, tỷ lệ muối lần lượt: 4% (CT1), 3% (CT2), 2% (CT3), 1% (CT4)). Mẫu tẩm gia vị tốt nhất, được sấy sơ bộ bằng phương pháp sấy bức xạ hồng ngoại – bơm nhiệt theo 4 chế độ: </em><em>nhiệt độ 50℃; tốc độ gió: 1,5m/s; năng suất bức xạ: 129,4 w/m<sup>2</sup>, thời gian sấy lần lượt là 120 phút (CĐ1), 150 phút (CĐ2), 180 phút (CĐ3) và 210 phút (CĐ4). Mẫu sấy sơ bộ tốt nhất được làm chín theo 4 phương pháp: </em><em>chiên ngập dầu, vi sóng (microwave), chiên không dầu, và nướng hồng ngoại. Kết quả cho thấy cá được khử tanh</em><em> bằng dung dịch muối 3%; tẩm </em><em>hỗn hợp gia vị: muối 1%, đường 8%, hạt nêm 0,5%, bột ớt 6%, tiêu 2%, gừng 3%, tỏi 7%; </em><em>sấy sơ bộ ở 50℃/180 phút, tốc độ gió 1,5 m/s, năng suất bức xạ: 129,4 w/m<sup>2</sup>; làm chín bằng lò nướng hồng ngoại (lần 1: 50ºC/5 phút, lần 2: 125ºC/10 phút) cho chất lượng sản phẩm tốt nhất. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan sản phẩm </em><em>đạt loại tốt theo TCVN 3215-79, các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý đạt yêu cầu theo TCVN 6175-1:2017.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> rô phi phi lê, khử tanh, tẩm gia vị, sấy hồng ngoại</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/477 Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá sủ đất (<i>Protonibea diacanthus</i> Lacepède, 1802) giai đoạn giống 2024-05-09T02:19:37+00:00 Mạnh Ngô Văn manhnv@ntu.edu.vn Hoàng Thị Thanh thanhht@ntu.edu.vn Nguyễn Đức Khánh Dương manhnv@ntu.edu.vn Lê Minh Hoàng hoanglm@ntu.edu.vn <p><em>Cá sủ đất (Protonibea diacanthus) là một loài cá biển có giá trị kinh tế cao và cho thấy tiềm năng phát triển nghề nuôi tại Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, đặc biệt là độ mặn, đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của loài cá này trong giai đoạn giống vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên kết quả ương cá sủ đất giai đoạn giống. Thí nghiệm một nhân tố được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với năm mức độ mặn được thử nghiệm gồm 10‰, 15‰, 20‰, 25‰ và 30‰. Cá con, có kích thước ban đầu là 3,29 ± 0,03 cm và 0,62 ± 0,07 g/con, được bố trí ương trong các bể composite 100 lít với mật độ 1 con/lít. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3 lần lặp trong thời gian 28 ngày. Sinh trưởng, sinh khối, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá được đánh giá và so sánh giữa các nghiệm thức. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu nghiên cứu đạt giá trị cao nhất ở các mức độ mặn 25 - 30‰ trong khi kết quả thấp nhất thể hiện ở nghiệm thức 10‰ (p &lt; 0,05). So với nghiệm thức độ mặn 10‰, tốc độ tăng trưởng (SGR), sinh khối (BM), tỷ lệ sống (SR) và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá ở độ mặn 25 - 30‰ cao hơn lần lượt 8,30 – 9,13%, 28,8 – 33,4%, 13,6 – 16,4% và 14,5 – 16,0%. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các chỉ tiêu đánh giá kết quả giữa hai mức độ mặn 25‰ và 30‰ cho thấy đây là khoảng độ mặn thích hợp cho ương giống cá sủ đất. Như vậy, nghiên cứu đã cung cấp những thông tin có giá trị về tác động của độ mặn đối với cá sủ đất, góp phần nâng cao kết quả ương và xây dựng hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống loài cá có giá trị kinh tế này.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Protonibea diacanthus, độ mặn, tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn.</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/268 Tối ưu hóa qui trình vận chuyển sống tôm càng xanh (<i>Macrobrachium rosenbergii</i>) không dùng nước 2024-05-09T01:46:35+00:00 Nhân Đinh Thế dtnhan@hcmuaf.edu.vn Nguyễn Phúc Cẩm Tú npctu@hcmuaf.edu.vn Lê Thế Lương Luong.lethe@hcmuaf.edu.vn Đào Nguyễn Quốc Huy 21116151@st.hcmuaf.edu.vn <p><em>Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra qui trình tối ưu để vận chuyển sống tôm càng xanh không dùng nước. Thí nghiệm được thực hiện dựa trên 3 yếu tố với 16 nghiệm thức (NT) bao gồm: bốn loại giá thể khác nhau (ống nhựa HDPE, hạt nhựa Kaldnes, rơm rạ và vải vụn) x hai phương pháp gây mê (nước lạnh </em><em>15⁰C</em><em>, nước lạnh </em><em>15⁰C</em><em> + thuốc gây mê </em><em>Isoeugernol nồng độ 50 ppm</em><em>) x hai phương pháp đóng gói vận chuyển (không bơm ôxy và có bơm ôxy). Mỗi NT lập lại 3 lần trong thùng xốp có thể tích 5 L. Tôm thí nghiệm có khối lượng từ 55-60 g/con được chọn và đóng gói ngẫu nhiên với mật độ 10 con/thùng xốp. Thí nghiệm được khảo sát với 4 mức thời gian vận chuyển là 6, 9, 12 và 15 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của tôm sau vận chuyển khác biệt có ý nghĩa (p&lt;0,01) khi sử dụng các loại giá thể khác nhau, phương pháp gây mê khác nhau, phương pháp đóng gói khác nhau và thời gian vận chuyển khác nhau. Giá thể rơm rạ và vải vụn kết hợp phương pháp gây mê lạnh có thuốc mê và được đóng gói có bơm ôxy cho tỷ lệ sống của tôm đạt cao nhất (trên 80%) và thời gian vận chuyển cho phép lên đến 12 giờ. Tuy nhiên khi vận chuyển với thời gian ngắn từ 6 – 9 giờ thì có thể sử dụng giá thể ống nhựa HDPE hoặc hạt nhựa Kaldnes sẽ cho hiệu suất vận chuyển cao hơn.</em></p> <p><strong>Từ khóa</strong>: tôm càng xanh, qui trình vận chuyển, vận chuyển không nước</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/492 Thiết kế, chế tạo máy CMM (Coordinates Measuring Machine) đo thông số hình học chân vịt tàu thủy 2024-05-25T02:33:19+00:00 Huỳnh Lê Hồng Thái thai@ntu.edu.vn Trần Đình Tứ trandinhtu@ntu.edu.vn Đỗ Xuân Lộc thai@ntu.edu.vn <p><em>Thực hiện đo và kiểm tra thông số hình học chân vịt là yêu cầu bắt buộc của các tổ chức đăng kiểm trước khi lắp đặt chân vịt lên tàu. Hiện nay có nhiều phương pháp và thiết bị chuyên dùng để đo và kiểm tra thông số hình học chân vịt tàu thủy, ứng với mỗi loại đều có chức năng và giá thành khác nhau. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị đo CMM dùng đo thông số hình học chân vịt tàu cá bao gồm: bước xoắn, biên dạng cánh, tỉ số mặt đĩa, đường kính chân vịt. Ứng dụng thiết bị này để đo thực tế cho chân vịt tàu cá, cũng như đánh giá một số yếu tố về độ bền, độ chính xác của thiết bị.</em></p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Chân vịt tàu thủy; máy CMM; thông số hình học; tàu cá</p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/487 Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khai thác hải sản tại Trường Đại học Nha Trang 2024-05-17T07:45:41+00:00 Lương Nguyễn Trọng luongnt@ntu.edu.vn Phạm Khánh Thụy Anh anhpkt@ntu.edu.vn <p><em>Là một quốc gia ven biển, Việt Nam đã tham gia khai thác tài nguyên biển để đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế. Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nghề khai thác hải sản nói riêng. Trải qua 65 năm hình thành và phát triển, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản, Trường Đại học Nha Trang đã khẳng định vai trò, vị thế của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hàng chục nhiệm vụ khoa học đã được triển khai và hàng trăm bài báo đã được xuất bản trên các tạp chí quốc gia và quốc tế, góp phần tích cực để nâng cao hiệu quả đánh bắt, phương pháp đánh bắt thân thiện với môi trường, thúc </em><em>đẩy phát triển ngành khai thác hải sản theo hướng bền vững, giúp cộng đồng ngư dân cải thiện thu nhập và góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền biển và hải đảo của đất nước. Trong bài viết này, chúng tôi điểm lại những thành tựu nổi bật về hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ngư cụ, khai thác hải sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá.</p> 2024-05-26T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/493 Nghiên cứu mô phỏng dòng lưu chất qua vỏ tàu cá có xét ảnh hưởng của chân vịt và bánh lái 2024-05-25T03:01:26+00:00 Huỳnh Lê Hồng Thái thai@ntu.edu.vn Trần Đình Tứ tutd@ntu.edu.vn <p><em>Nghiên cứu này khảo sát đặc điểm trường dòng lưu chất có độ nhớt đi qua vỏ tàu cá Việt nam có xét ảnh hưởng của chân vịt và bánh lái bằng phương pháp mô phỏng CFD (Computaional Fluid Dynamics). Phương phương mô phỏng CFD sử dụng kết hợp 2 công cụ chính là OrCA3D Marine CFD và Simerics cho tác vụ xây dựng mô hình hình học, tạo lưới, thiết lập điều kiện biên, môi trường mô phỏng và giải hệ phương trình RANS ( Reynolds Averages Naviers Stokes) của dòng lưu chất đi qua vỏ tàu cá. Có hai kết quả chính của nghiên cứu này. Kết quả thứ nhất về phương pháp mô phỏng CFD, sử dụng kết hợp sử dụng bộ công cụ phần mềm mới, OrCA3D và Simerics giúp kiểm soát chủ động được thông tin đầu vào cho tàu mô phỏng như lượng chiếm nước, nghiêng dọc, vận tốc tàu, trạng thái dòng chảy quanh vỏ tàu; tiết kiệm khoảng 70% thời gian thao tác tạo lưới quanh chân vịt và cài đặt thông số so với sử dụng phần CFD tổng quát khác như StarCMM++, Ansys CFD, Open FOAM. Kết quả thứ hai về trường lưu chất, tại tốc độ khai thác tàu 10 knots, lực cản qua vỏ tàu khi có chân vịt và bánh lại tương ứng với ba chế độ tải tại mớn nước d =1,848, 153 và 1,323 lần lượt tăng lên 13,95%, 9,5% và 7,53% so với trường hợp dòng lưu chất qua vỏ tàu không. Biểu đồ phân bố vận tốc và áp suất tại vùng đuôi tàu có sai khác rõ rệt khi có sự có chân vịt và bánh lái. Cụ thể, trong biểu đồ phân bố vận tốc dạng vector, kích vùng xoáy tại vùng đuôi tàu có xu hướng nhỏ hơn do có tác động của chân vịt.&nbsp; </em></p> <p><strong><em>Từ khóa</em></strong><em>: Phân bố vận tốc, Phân bố áp suất, CFD, dòng lưu chất, chân vịt</em></p> 2024-05-25T00:00:00+00:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang