Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản ISSN: 1859 - 2252 (được Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép xuất bản ngày 10/4/2003 tại quyết định số 112/GP-BVHTT) là cơ quan ngôn luận về khoa học của Trường Đại học Nha Trang, xuất bản 4 số/năm với ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh, được phát hành rộng rãi và miễn phí. Tạp chí được phát hành trên toàn quốc: doanh nghiệp trong ngành thủy sản, kinh tế biển, các sở khoa học - công nghệ trên toàn quốc, các trường đại học, viện nghiên cứu trong khối nông - lâm - ngư…và một số Trường Đại học, Viện nghiên cứu nước ngoài.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Tôn chỉ, mục đích của Tạp chí:</span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển thủy sản.</span></span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thủy sản nhằm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy của nhà Trường;</span></span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học về thủy sản ở trong và ngoài nước;</span></span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Với mong muốn thực sự trở thành diễn đàn của những người hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản, Ban biên tập Tạp chí rất mong muốn nhận được sự cộng tác, trao đổi học thuật của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực nghiên cứu về khoa học công nghệ thủy sản.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Các bài báo đăng trên Tạp chí đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm công trình khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư hàng năm.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">Năm 2024, Tạp chí đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm công trình (theo Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN ngày 5/7/2024) ở các chuyên ngành:</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">1. HĐGS ngành, liên ngành Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản: 1,0 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">2. HĐGS ngành, liên ngành Cơ khí – Động lực: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">3. HĐGS ngành, liên ngành Giao thông vận tải: 0,25 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">4. HĐGS ngành, liên ngành Hóa học – Công nghệ thực phẩm: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">5. HĐGS ngành, liên ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">6. HĐGS ngành, liên ngành Sinh học: 0,5 điểm</span></span></strong></p> Nha Trang University vi-VN Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 1859-2252 Hiện trạng chuỗi giá trị ngành hàng cá sặc rằn <i>Trichopodus pectoralis</i> (Regan, 1910) ở Tỉnh Cà Mau https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/489 <p><em>Nghiên cứu hiện trạng chuỗi giá trị cá sặc rằn ở tỉnh Cà Mau được thực hiện thông qua khảo sát 138 quan sát nhằm phân tích hiện trạng sản xuất của các tác nhân trong chuỗi, xác định kênh tiêu thụ quan trọng và phân tích được hiệu quả tài chính của từng kênh thị trường trong chuỗi. Kết quả cho thấy các cơ sở cung ứng đầu vào (thức ăn, thuốc thủy sản và con giống) cung ứng đầy đủ và phục vụ tốt cho khâu sản xuất. Tuy nhiên, con giống chủ yếu được cung cấp từ các địa phương khác. Hộ nuôi cá sặc rằn đạt năng suất 26,8 tấn/ha/vụ, tương ứng với lợi nhuận 548,8 triệu đồng/ha/vụ. Các cơ sở thu mua và chế biến khô cá sặc rằn đều đảm nhận tốt vai trò chức năng của thị trường. Kết quả khảo sát có 4 kênh tiêu thụ cá khô và 2 kênh tiêu thụ cá tươi sống trong chuỗi. Kênh tiêu thụ cá khô trong tỉnh thông qua vựa thu mua và cơ sở chế biến khô tạo ra lợi nhuận cao nhất (74,0 nghìn đồng/kg). Kênh cá tươi sống tiêu thụ trong tỉnh qua thương lái và cơ sở bán lẻ tạo được lợi nhuận cao nhất (32,1 nghìn đồng/kg). Nghiên cứu cũng đã đề ra được giải pháp để tổ chức sản xuất ổn định đối với chuỗi giá trị cá sặc rằn ở tỉnh Cà Mau là cần đầu tư sản xuất giống và nâng cao thương hiệu sản phẩm.</em></p> <p><strong>Từ khóa: </strong><em>cá sặc rằn, Cà Mau, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng thuần.</em></p> <p><strong><em>ABSTRACT:</em></strong></p> <p><em>The study of the value chain of the snakeskin gourami in Ca Mau was conducted via survey of 138 respondents to analyze the status of actors participating in the value chain, recognizing important consumption channels, and analyzing the financial efficiency of each marketing channel in the value chain. Survey results show that input suppliers (feed, aquatic medicine and breeds) take on the role of fully supplying and serving well for the production state. However, the majority of fingerlings are supplied from neighboring provinces. Households farming snakeskin gourami in Ca Mau have a yield of 26.8 tons/ha/crop, corresponding to a profit of 548.8 million VND/ha/crop. The wholesalers and processors of snakeskin gourami perform well in the functional role of the market. There are 4 market channels of dried snakeskin gourami and 2 market channels of fresh fish. The dried fish consumption channel in the province through wholesalers and dry processing facilities generates the highest profit (74.0 thousand VND/kg). The channel of fresh snakeskin gourami consumed in the province through traders and retailers generates the highest profit (32.1 thousand VND/kg). The study has recommended a solution to organize stable production for the snakeskin gourami value chain in Ca Mau province is to invest in seed production and improve product branding.</em></p> <p><strong>Keywords:</strong> <em>Ca Mau, net added value, snakeskin gourami, value chain.</em></p> Hiền Huỳnh Văn Liêm Phạm Thanh Kim Quyên Nguyễn Thị Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 003 015 10.53818/jfst.01.2025.489 Phân tích một số khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá bông lao (<i>Pangasius krempfi</i> Fang & Chaux, 1949) tại Tỉnh Bến Tre https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/508 <p><em>Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022 tại khu vực nuôi trồng thủy sản thuộc các huyện Bình Đại, huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Số liệu được thu thập từ 60 hộ nuôi cá bông lao bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên các biểu mẫu được soạn sẵn. Kết quả cho thấy nghề nuôi cá bông lao ở tỉnh Bến Tre mới phát triển gần đây, hộ nuôi có kinh nghiệm trung bình từ 2,4 đến 3,7 năm. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Cá bông lao được nuôi trong các ao chuyển đổi từ ao nuôi tôm, với diện tích trung bình từ 0,39 đến 0,41 ha/hộ, và mỗi hộ có từ 1 đến 2 ao (chủ yếu là ao đất). Nguồn giống cá bông lao được khai thác từ tự nhiên, với kích thước từ 2-4 cm/cá thể đối với giống mua trực tiếp từ hộ khai thác và từ 7-10 cm/cá thể đối với giống đã qua thuần dưỡng. Mùa vụ thả giống diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12 (dương lịch), với mật độ thả trung bình từ 1,7 đến 3,0 cá thể/m². Sau thời gian nuôi từ 16,8-18,5 tháng, cá đạt kích cỡ trung bình 1,5 kg/cá thể, tỷ lệ sống đạt 36,1-63,7%. Nhìn chung, sản lượng trung bình 3,0-5,2 tấn/hộ/vụ, năng suất trung bình 7,8-12,8 tấn/ha/vụ và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) là 2,5. Chi phí sản xuất của các hộ nuôi dao động từ 648,5-1.064,3 triệu đồng/ha/vụ, doanh thu đạt 992,6-1.597,2 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận từ 344,1-532,8 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận từ 50,0-53,0%. Khảo sát chỉ ra rằng nguồn gốc con giống và mật độ nuôi là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của hộ nuôi, với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Bến Tre, cá bông lao, nuôi trồng thủy sản</p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>The study was carried out from June 2022 to December 2022 in aquaculture areas in Binh Dai, Ba Tri, and Thanh Phu districts, Ben Tre province. Data were collected from 60 households using the interview method based on prepared forms. The results show that bong-lao catfish farming in Ben Tre province has recently developed with the average farmer experience of 2.4-3.7 years. The production scale remains relatively small. Mainly using 1 to 2 earthen pond(s) that have area of 0.39-0.41 ha/household, bong-lao catfish are cultured in ponds converted from shrimp ones. The bong-lao catfish fingerlings are naturally sourced, with the size of 2-4 cm/individual from fishing households and 7-10 cm/individual from nursing households. The stocking season is from September to December and the average density is 1.7-3.0 inds/m<sup>2</sup>. After a farming period of 16.8-18.5 months, bong-lao fish reaches an average size of 1.5 kg/ind and the survival rate is 36.1-63.7%. Overall, average yield is 3.0-5.2 tons/household/crop with farming productivity of 7.8-12.8 tons/ha/crop and feed consumption ratio (FCR) of 2.5. With the production cost of 648.5-1,064.3 million VND/ha/crop and the revenue of 992.6-1,597.2 million VND/ha/crop, average profit of bong lao catfish culture fluctuates from 344.1 to 532.8 million VND/ha/crop and the profit ratio is 50.0-53.0%. The survey indicates that the source of fingerlings and the stocking density significantly affect productivity, with significance levels of 1% and 5%, respectively.</em></p> <p><strong>Keywords:</strong> aquaculture, Ben Tre province, bong-lao catfish</p> Triệu Nguyễn Đặng Thị Phượng Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 016 026 10.53818/jfst.01.2025.508 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lắng đọng của tảo xoắn khô trong nước https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/027-035 <p><em>Spirulina platensis </em><em>có giá trị dinh dưỡng cao và được ứng dụng nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm. Tuy nhiên sự phân tán trong nước của tảo khô không ổn định, chúng dễ bị lắng đọng trong thời gian ngắn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng của tảo, ở nghiên cứu này, tỉ lệ tảo trong nước, pH, sucrose và </em><em>k</em><em>appa carrageenan (</em><em>k</em><em>-car) có ảnh hưởng đáng kể đến sự lắng đọng của tảo khô trong nước. Tảo lắng với tốc độ nhanh ở 20 phút đầu, sau đó tốc độ giảm đáng kể sau 50 phút lắng. Khi bổ sung sucrose hay </em><em>k</em><em>-car với tỉ lệ lần lượt từ 15% hay 0,05% trở lên thì tính ổn định của tảo trong dung dịch tốt hơn, tỉ lệ khoảng lắng đọng giảm xuống còn dưới 18% sau 90 phút chờ lắng. Ở môi trường pH 8,5, tảo lắng sớm nhất và chậm nhất là ở pH 4,6. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tảo xoắn có khả năng phân tán tốt hơn và ổn định hơn trong môi trường axit hay trung tính dưới sự có mặt của sucrose hay </em><em>k</em><em>-car với tỉ lệ sử dụng đủ lớn.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong><em> Spirulina platensis,</em> sucrose, kappa carrageenan, pH, tảo xoắn</p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>Spirulina platensis has a high nutritional value and is applied in many fields, especially in the food industry. However, the dispersion of dried spirulina in water is unstable, they are prone to sedimentation in a short time. There are many factors affecting the sedimentation process of spirulina. In this study, the ratio of spirulina, pH, sucrose and </em><em>k</em><em>appa</em><em> carrageenan (</em><em>k</em><em>-car) </em><em>significantly affected the sedimentation of dried spirulina in water. Spirulina settled rapidly in the first 20 minutes, then the rate decreased significantly after 50 minutes of sedimentation. When sucrose or </em><em>k</em><em>-car </em><em>was added at a ratio of 15% or 0.05% or more, the stability of spirulina in solution was better, the sedimentation rate decreased to below 18% after 90 minutes of sedimentation. In an environment of pH 8.5, spirulina settled earliest and slowest at pH 4.6. The research results showed that spirulina has better dispersion ability and is more stable in acidic or neutral environment in the presence of sucrose or </em><em>k</em><em>-car </em><em>at a sufficiently large usage rate.</em></p> <p><strong>Keywords:</strong> <em>Spirulina platensis,</em> sucrose, kappa carrageenan, pH</p> Bách Nguyễn Trọng Nguyễn Thị Thu Lam Nguyễn Trần Lệ Uyên Đỗ Hoàng Sung Võ Song Hương Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 10.53818/jfst.01.2025.538 Nghiên cứu thử nghiệm khả năng đánh bắt ghẹ của lồng bẫy với kiểu hom sập https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/526 <p><em>Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá khả năng đánh bắt các loại ghẹ của 2 mẫu lồng bẫy với kiểu hom sập mới cùng với mẫu hom truyền thống. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm thông qua việc bố trí và đánh bắt chung ngư trường với loại lồng bẫy hiện có sẵn tại địa phương huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả cho thấy phần lớn sản phẩm đánh bắt được của cả 3 loại lồng thử nghiệm là các loài ghẹ có giá trị kinh tế cao (chiếm từ 75 đến 82% tổng sản lượng). Năng suất đánh bắt của lồng truyền thống cao hơn khoảng 1,5 lần so với lồng hom sập 2, và cao hơn 3 lần so với lồng hom sập 1. Trong đợt thử nghiệm 2, khoảng cách thả lồng được tăng từ 6m lên 12m cho kết quả năng suất cao hơn (từ 1,2 đến 1,7 lần) so với đợt 1. Hai mẫu lồng hom sập mới giữ được chất lượng ghẹ tốt hơn (không có ghẹ chết) [bổ sung]. Kết quả này đã giúp khẳng định được lồng bẫy với hai kiểu hom mới hoàn toàn có khả năng đánh bắt được ghẹ, tuy vậy vẫn cần thêm cải tiến và thử nghiệm trong tương lai. Hướng đi này giúp mở ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng kiểu hom mới để gia tăng thể tích lưu trữ ghẹ trong lồng, góp phần giảm thiểu các vấn đề về suy giảm chất lượng ghẹ do quá trình lưu giữ trong lồng bẫy.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Lồng bẫy ghẹ, hom cửa sập.</p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>This study was conducted to evaluate the ability to catch crabs of two new traps with dropping doors. The study used an experimental method through the arrangement and capture of the same fishing grounds as the existing traps in Van Ninh district, Khanh Hoa province. The results show that the majority of the catches of all three types of test traps were crab species with high economic value (accounting for 75 to 82% of the total yield). The catch yield of the reference trap was about 1.5 times higher than that of test trap type 2, and 3 times higher than that of test trap type 1. In the second test, the trap distance was increased from 6m to 12m, resulting in a higher yield (from 1.2 to 1.7 times) compared to the first test. Two new collapsible cage models keep crab quality better (no dead crabs). This result confirmed that the traps with two new dropping doors are completely capable of catching crabs, but further improvements and testing are still needed in the future. This approach helps open up new research directions and applications of new types of doors to increase the storage volume of crabs in traps, and contributes to minimizing problems of crab quality degradation due to the trap storage process.</em></p> <p><strong>Keywords:</strong> Crab trap, dropping door.</p> Thanh Nguyễn Hữu Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 036 043 10.53818/jfst.01.2025.526 Đặc tính lý hóa sinh của tinh trùng cá tầm nga (<i>Acipenser gueldenstaedtii</i>) nuôi tại Tỉnh Lâm Đồng https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/530 <p><em>Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá đặc tính lý hóa sinh của tinh trùng cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii) nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Tinh trùng được thu thập từ đàn cá đực thành thục sinh dục với khối lượng trung bình là (9,86±1,58 kg). Các đặc tính lý hóa sinh được xác định bằng các phương pháp phù hợp. Kết quả cho thấy: Tinh trùng cá tầm Nga có thể tích (63,33±25,74 ml), độ quánh (60,56±3,91%), mật độ (0,37×10<sup>9</sup> tinh trùng/ml), nồng độ thẩm thấu (69,65±5,06 mOsm/kg), Ion Na<sup>+</sup> (34,42±2,10 mM), K<sup>+</sup> (2,30±0,14 mM), Ca<sup>2+</sup> (0,36±0,04 mM), Mg<sup>2+</sup> (0,73±0,05 mM), Cl<sup>-</sup> (13,62±0,53 mM), Na<sup>+</sup>/Cl<sup>-</sup> (14,97±0,56), protein (0,69±0,07 mg/ml). Phần trăm hoạt lực, thời gian hoạt lực và vận tốc của tinh trùng cá tầm Nga lần lượt là (75,00±15,41%, 158,89±36,21 s và 92,80±3,71 μm/s). Kết quả này có thể giúp phát triển chất bảo quản và kích thích hoạt lực tinh trùng, góp phần vào bảo quản lạnh và thụ tinh nhân tạo cho cá tầm Nga.</em></p> <p><strong>Từ khóa: </strong><em>Acipenser gueldenstaedtii</em>, <em>Cá tầm Nga, Đặc tính lý hóa sinh, tinh trùng, tỉnh Lâm Đồng</em></p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>The aim of this study is to evaluate the physicochemical characteristics of sperm from Russian sturgeon (Acipenser gueldenstaedtii) cultured in Lam Dong province, Vietnam. Sperm was collected from sexually mature male Russian sturgeon, with average weights of (9.86±1.58 kg). The physicochemical characteristics were determined using appropriate methods. The results showed: Russian sturgeon sperm had a volume of (63.33±25.74 ml), spermatocrit (60.56±3.91%), density (0.37×10<sup>9</sup> sperm/ml), osmotic pressure (69.65±5.06 mOsm/kg), Na<sup>+</sup> ion concentration (34.42±2.10 mM), K<sup>+</sup> (2.30±0.14 mM), Ca<sup>2+</sup> (0.36±0.04 mM), Mg<sup>2+</sup> (0.73±0.05 mM), Cl<sup>-</sup> (13.62±0.53 mM), Na<sup>+</sup>/Cl<sup>-</sup> ratio (14.97±0.56), and protein concentration (0.69±0.07 mg/ml). The percentage of motility, duration of motility, and velocity of sperm from Russian sturgeon were (75.00±15.41%, 158.89±36.21s, and 92.80±3.71 μm/s), respectively. These results can help develop preservatives and motility stimulants for sperm, contributing to the cryopreservation and artificial insemination of Russian sturgeon.</em></p> <p><strong>Keywords: </strong><em>Acipenser gueldenstaedtii, </em>Biochemial characteristics, Russian sturgeon, Sperm, Lam Dong province</p> Nguyễn Anh Tiến Châu Bích Liên Đàm Bá Long Hoàng Anh Quy Lê Văn Diệu Phước Trần Văn Nguyễn Viết Thùy Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 044 051 10.53818/jfst.01.2025.530 Đánh giá hiệu quả sử dụng rong xanh (<i>Chaetomorpha linum</i>) lên men bổ sung vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (<i>Litopenaeus vannamei</i>) giống https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/541 <p><em>Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung rong xanh (Chaetomorpha linum) lên men vào thức ăn thương mại </em><em>trong ương giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung hỗn hợp rong lên men (0%) và 3 nghiệm thức còn lại bổ sung hỗn hợp rong xanh lên men vào thức ăn với các mức 0,4%, 0,8%, và 1,2%. Tôm giống khối lượng ban đầu là 0,11±0,01g được bố trí mật độ 1.000 con/m<sup>3</sup> trong bể 250 L, thể tích nước nuôi là 150 L và độ mặn là 15‰. Sau 30 ngày ương nuôi, tỉ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p&gt;0,05). Nghiệm thức bổ sung 0,4% rong xanh lên men đã giúp tôm cải thiện đáng kể về tốc độ tăng trưởng và hệ số tiêu tốn thức ăn so với tôm ở nghiệm thức đối chứng và hai nghiệm thức còn lại (p&lt;0,05). Ngoài ra, việc bổ sung bột rong xanh lên men vào thức ăn ở các tỉ lệ từ 0,4-1,2% giúp tôm có khả năng chịu sốc độ mặn mặn thấp (15‰ xuống 0,5‰) và độ mặn cao (từ 15‰ lên 50‰) tốt hơn so với nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần phát triển nghề nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu. </em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong><em> rong xanh lên men, sốc độ mặn, tăng trưởng, tôm thẻ chân trắng</em></p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>The study was conducted to evaluate the effectiveness of adding fermented green seaweed (Chaetomorpha linum) to commercial feed in nursery rearing whiteleg shrimp (Litopenaeus vannamei) postlarvae. The experiment consisted of four treatments, each repeated three times. The control treatment did not include the fermented green seaweed (0%), while the other three treatments incorporated the fermented green seaweed into the feed at ratios of 0.4%, 0.8%, and 1.2%. The initial shrimp weight was 0.11±0.01 g, reared at a density of 1,000 shrimp/m³ in 250 L tanks with a water volume of 150 L, and at a salinity of 15‰.</em> <em>After 30 days of rearing, the survival of shrimp in all treatments showed no significant difference (p&gt;0.05). The treatment supplemented with 0.4% fermented green algae significantly improved the shrimp's growth rate and feed conversion ratio compared to the control group and two other treatments (p&lt;0.05). Additionally, dietary supplementation of fermented green algae at ratios ranging from 0.4% to 1.2% helped shrimp better tolerate low abrupt salinity shock (from 15‰ to 0.5‰) and high abrupt salinity (from 15‰ to 50‰) compared to the control group. These results could contribute to the development of shrimp farming practices that adapt to climate change.</em></p> <p><strong>Keywords: </strong><em>F</em><em>ermented seaweed, growth, salinity stress test, whiteleg shrimp</em></p> Nguyễn Thị Ngọc Anh Trần Nguyễn Hải Nam Lý Tiền Hải Trần Nguyễn Duy Khoa Lê Quốc Việt Dương Thị Mỹ Hận Trần Ngọc Hải Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 052 060 10.53818/jfst.01.2025.541 Khả năng ứng dụng công nghệ Biorock nhằm phục hồi san hô tại Việt Nam https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/523 <p><em>Hiện nay, nhiều biện pháp nhằm bảo vệ và phục hồi rạn san hô trước mắt và lâu dài đã và đang được triển khai ở các quốc gia trên thế giới, như: phương pháp nhân giống vô tính; phương pháp nhân giống hữu tính; tăng cường giá thể. Công nghệ Biorock đã được ứng dụng thành công vào phục hồi san hô ở nhiều nước. Đây là phương pháp độc đáo cho phép các rạn san hô và các hệ sinh thái biển khác bao gồm cỏ biển, đầm lầy mặn, rừng ngập mặn và rạn hàu tồn tại và phục hồi sau thiệt hại do biến đổi khí hậu và sự phá hủy vật lý bằng cách tăng đáng kể khả năng sinh sống, phát triển, tồn tại và chống chịu với nhiệt độ cao và ô nhiễm của tất cả các sinh vật biển. Bên cạnh đó, công nghệ Biorock được ứng dụng để xây dựng các công trình hàng hải, chống xói mòn bãi biển, phục hồi đầm lầy nước mặn và phục hồi nghề cá. Công nghệ Biorock là phương pháp bền vững duy nhất để bảo vệ rạn san hô khỏi sự tuyệt chủng hàng loạt do hiện tượng nóng lên toàn cầu. </em></p> <p><em>Bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về việc ứng dụng công nghệ Biorock trong việc phục hồi rạn san hô, bảo vệ bờ biển, phát triển đa dạng sinh học biển ở một số quốc gia trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam</em></p> <p><strong>Từ khoá:</strong> <em>Công nghệ Biorock, rạn san hô, đa dạng sinh học</em></p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>Currently, many measures to protect and restore coral reefs in the short and long term have been implemented in countries around the world, such as: asexual propagation method; sexual propagation method; substrate enhancement. Biorock technology has been successfully applied to coral restoration in many countries. This is a unique method that allows coral reefs and other marine ecosystems including seagrass, salt marshes, mangroves and oyster reefs to survive and recover from damage caused by climate change and physical destruction by significantly increasing the ability to settle, grow, survive and withstand high temperatures and pollution of all marine organisms. In addition, Biorock technology is applied to construct marine structures, prevent beach erosion, restore salt marshes and restore fisheries. Biorock technology is the only sustainable method to protect coral reefs from mass extinction due to global warming. </em></p> <p><em>The article provides useful information on the application of Biorock technology in coral reef restoration, coastal protection, marine biodiversity development in some countries around the world and the possibility of application in Vietnam</em></p> <p><strong>Keywords:</strong><em> Biorock technology, coral reef, marine biodiversity</em></p> Nhuận Nguyễn Văn Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 061 072 10.53818/jfst.01.2025.523 Kết quả thử nghiệm nuôi cá tầm theo công nghệ “Sông trong ao” tại Tỉnh Lâm Đồng https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/512 <p>Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả về tăng trưởng, năng suất cá tầm và lợi nhuận của mô hình nuôi cá tầm thương phẩm theo công nghệ “sông trong ao”. Cá tầm được nuôi trong 3 mương xây trong 3 ao đất khác nhau, với kích thước mỗi mương 25,0 x 5,0 x 1,8 (m) (125 m<sup>2</sup>) và diện tích mỗi ao là 2.000 m<sup>2</sup>. Đầu các mương lắp đặt hệ thống sục khí tạo dòng chảy liên tục và cuối các mương có hê thống si phong thu gom chất thải. Cá tầm giống (51,1-52,4 g) được thả vào 3 mương nuôi ở 3 mật độ khác nhau, gồm 10, 13 và 16 con/m<sup>2</sup>. Cá được cho ăn cùng loại thức ăn viên chìm (skreting, 44-46 % protein) với khẩu phẩn 1,5-2,5 % W, 3-4 lần/ngày. Trong suốt thời gian nuôi dòng chảy được duy trì liên tục qua mương với lưu tốc nước qua mương nuôi 6-8 lần/giờ và chất thải được si phong hàng ngày. Các yếu tố môi trường biến động tương đương giữa các mương nuôi và trong phạm vi thích nghi của cá tầm. Sau 12 tháng nuôi khối lượng cá tầm thu hoạch đạt 2,0-2,4 kg/con, tỷ lệ sống đạt 77,3-85,5% và có xu hướng giảm theo sự tăng mật độ. Ngược lại, năng suất cá đạt 20-26 kg/m<sup>2 </sup>và tăng theo sự tăng mật độ. Lợi nhuận ở 3 mương nuôi đạt tỷ suất 31,1-41,0%.</p> <p>Từ kết quả cho thấy cá tầm tăng trường nhanh và năng suất cao cung với hiệu quả kinh tế khả quan khi được nuôi thương phẩm theo công nghệ “sông trong ao”, mật độ 10-16 con/m<sup>2</sup></p> <p><strong>Từ khoá:</strong> cá tầm; tăng trưởng; năng suất.</p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>The study was conducted in order to assesment theo growth, productivity and profit for culturing sturgeon fish in Inpond Raceway Systems. The sturgeon fishes was stocked in 3 raceway units in 3 different eathponds with size of each raceway unit of 25.0 x 5.0 x 1.8 m (125 m<sup>2</sup>) and each earthpond area of 2,000 m<sup>2</sup>. The inlet of raceway unit was buit a whitewater unit which makes water flow through the raceway unit. The siphon systerm was established at the end part of the raceway unit for collecting wastes out of the system. Fingerlings (51.1-52.4 g) was stocked with three different densities, including 10, 13 and 16 fish per m<sup>2</sup>, respectively. Fhishes were feed by commercial feed with protein concentration of 44-46%, the diet of 1.5-2.5% total weight per day and times of feeding of 3-4 per day. The water flow in raceway units was maintained continuously by 6-8 times per hour. After 12 months, fish gained a size of 2.0-2.4 kg/fish, survival rate of 77.3-85.5% and this trend to reduce according to the increasing of density. Aganst, the productivity of 20-26 kg/m<sup>2</sup> and this trend to enhance according to the increasing of density.The economic efficient was relative high with the profit rate of 31.1-41.0%.</em></p> <p><em>The results showed that sturgeon have quick growth and high productivity as well as good profits when they were cultured by In Pond Raceway Systems.</em></p> <p><strong>Keywords:</strong> sturgeon; growth; productivity.</p> Viết Thuỳ Nguyễn Văn Diệu Lê Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 073 079 10.53818/jfst.01.2025.512 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo biển làm thức ăn đến tốc độ sinh trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao dầu (<i>Meretrix meretrix</i> Linnaeus, 1758) giai đoạn trôi nổi https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/524 <p><em>Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) từ giai đoạn trôi nổi (D-veliger) đến giai đoạn bò lê, chuyển sang đời sống vùi đáy. Thí nghiệm được tiến hành với 06 nghiệm thức thức ăn gồm hỗn hợp khác nhau của các loài tảo Isochrysis galbana, Chaetoceros mulleri và Nannochloropsis oculata tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong tháng 3/2024. Các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng ngao dầu được đánh giá trong điều kiện thí nghiệm có kiểm soát. Kết quả cho thấy nghiệm thức NTA-4 (tỉ lệ cho ăn 1:1 giữa tảo I. galbana và C. mulleri) mang lại hiệu quả tốt nhất, kích thước ấu trùng lớn nhất (203,3±0,5 µm sau 7 ngày), thời gian biến thái ngắn nhất (4 ngày) và tỷ lệ sống cao nhất (81%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p&lt;0,05). Nghiệm thức NTA-6 (kết hợp cả ba loài tảo với tỷ lệ 1:1:1 giữa tảo I. galbana,</em> <em>C. mulleri và N. oculata</em><em>) cho kết quả tăng trưởng và thời gian biến thái chậm hơn (p&lt;0,05), nhưng tỷ lệ sống không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p&gt;0,05). Ngược lại, nghiệm thức NTA-3 (chỉ sử dụng tảo N. oculata) mang lại hiệu quả kém nhất, với thời gian biến thái kéo dài (7 ngày), tốc độ tăng trưởng (178,2±1,2 µm) và tỷ lệ sống thấp nhất (70,3%), có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p&lt;0,05). Nghiên cứu này khẳng định vai trò quan trọng của việc kết hợp các loài tảo, đặc biệt giữa tảo I. galbana và C. mulleri, trong việc nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao dầu. Kết quả thí nghiệm cung cấp cơ sở khoa học giúp tối ưu hóa kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm ngao dầu ở tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững.</em></p> <p><strong>Từ khóa</strong>:<em> ấu trùng, D-veliger, Meretrix meretrix, ngao dầu, Pediveliger, thức ăn.</em></p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>This study aimed to evaluate the effects of different diets on the growth rate, metamorphosis and survival rate of the hard clam (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) from the free-swimming (D-veliger) larvae stage to the crawling larvae stage, transitioning to a benthic lifestyle. The experiment was using six dietary treatments comprising various combinations of Isochrysis galbana, Chaetoceros mulleri, and Nannochloropsis oculata at Agricultural Institute of Thanh Hoa in March 2024. Growth performance, survival rates, and metamorphosis duration were assessed under controlled experimental conditions. The results revealed that the NTA-4 treatment (1:1 ratio of I. galbana and C. mulleri) was the most effective, with larvae achieving the largest size (203.3±0.5 µm after 7 days), the shortest metamorphosis duration (4 days), and the highest survival rate (81%), with statistically significant differences compared to other treatments (p&lt;0.05). The NTA-6 treatment (a mix of the three algal species as I. galbana, C. mulleri, and N. oculata with the ratio of 1:1:1) showed slower growth and longer metamorphosis duration (p&lt;0.05), but a comparable survival rate (p&gt;0.05). Conversely, the NTA-3 treatment (solely N. oculata) resulted in the poorest outcomes, with the longest metamorphosis duration (7 days), the smallest size (178.2±1.2 µm), and the lowest survival rate (70.3%), showing significant differences from other treatments (p&lt;0.05). This study highlights the importance of combined diets, particularly the combination of I. galbana and C. mulleri algae, in improving the growth and survival rate of M. meretrix larvae. The findings provide valuable scientific insights for optimizing seed production techniques and supporting the sustainable aquaculture of this species in Thanh Hoa Province.</em></p> <p><strong>Keywords</strong>: <em>Algal diet, D-veliger, hard clam, larvae, Meretrix meretrix, Pediveliger.</em></p> Lê Đức Thuần Chi Thiết Chu Phan Thị Vân Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 080 089 10.53818/jfst.01.2025.524 Hiệu quả sử dụng máy dò chụp 360 độ trên tàu lưới vây xa bờ Tỉnh Ninh Thuận https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/536 <p><em>Để đánh giá vai trò của máy dò chụp 360 độ của hãng Furuno trong nghề lưới vây xa bờ tại Ninh Thuận, tác giả nghiên cứu 13 tàu cá có trang bị máy và 13 tàu không trang bị để so sánh. Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích mô tả được thực hiện, so sánh hai trung bình các nhân tố với phương sai khác nhau ở độ tin cậy 95%. Kết quả cho thấy tàu có máy dò chụp 360 độ của hãng Furuno rút ngắn thời gian thực hiện mỗi mẻ lưới và tăng số mẻ đánh bắt trong ngày so với tàu không trang bị. Đáng chú ý, CPUE của tàu có máy dò chụp 360 độ của hãng Furuno tăng khoảng 41% so với tàu không có máy. Toàn bộ thuyền trưởng xác nhận CPUE tăng sau khi lắp đặt và sử dụng máy. Trong đó, chỉ 23% thuyền trưởng khai thác các chức năng nâng cao của máy, giúp CPUE tăng khoảng 46% so với những người chỉ sử dụng các tính năng cơ bản.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong><em> Hiệu quả khai thác, máy dò chụp 360 độ, lưới vây, tỉnh Ninh Thuận</em></p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>To evaluate the role of the Furuno 360-degree sonar in offshore purse seine fishing in Ninh Thuan, the author has studied 13 fishing vessels equipped with the device and 13 vessels without it for comparison. Based on survey results, descriptive analysis was conducted, and a comparison of the means of two factors with different variances was performed at a 95% confidence level.</em></p> <p><em>The results showed that vessels equipped with the Furuno 360-degree sonar reduced the time required for each fishing operation and increased the number of hauls per day compared to vessels without the device. Notably, the CPUE of vessels with the Furuno 360-degree sonar increased by approximately 41% compared to those without it. All captains confirmed an increase in CPUE after installing and using the device. Among them, only 23% of captains utilized the advanced features of the sonar, leading to a CPUE increase of about 46% compared to those who only used its basic functions.</em></p> <p><strong>Keywords:</strong> <em>Fishing efficiency, 360-degree sonar, purse seine net, Ninh Thuan province</em></p> Thông Phạm Văn Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 090 094 10.53818/jfst.01.2025.536 Tiềm năng ứng dụng protein thủy phân từ phụ phẩm tôm vào thức ăn thủy sản tại Việt Nam https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/518 <p><em>Nghiên cứu cung cấp một đánh giá toàn diện về tiềm năng sử dụng protein thủy phân và protein thủy phân từ tôm (Shrimp protein hydrolysate – SPH) nhằm thay thế một phần bột cá (Fishmeal – FM) trong thức ăn thủy sản tại Việt Nam. Phụ phẩm ngành chế biến tôm, thường bị thải bỏ hoặc tạo thành các sản phẩm có giá trị thấp, có thể được chuyển đổi thành nguồn protein chất lượng cao thông qua quá trình thủy phân. SPH đã được chứng minh là giúp cải thiện tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống thủy sản nhờ độ tiêu hóa cao, tính ngon miệng và các hợp chất sinh học có lợi cho sức khỏe vật nuôi; do đó có thể thay thế một phần bột cá, hỗ trợ các loại protein thực vật, mang lại một giải pháp nguyên liệu thức ăn thủy sản từ nguồn cung nội địa, hiệu quả và bền vững.</em></p> <p><strong>Từ khóa</strong>: <em>dịch tôm thủy phân, phụ phẩm tôm, thức ăn thủy sản, bột cá </em></p> <p><strong>ABSTRACT</strong></p> <p><em>The study provides a comprehensive assessment of the potential of using hydrolyzed protein and shrimp protein hydrolysate (SPH) to partially replace fishmeal (FM) in aquafeed in Vietnam. Shrimp processing by-products, which are often discarded or used as low-value products, can be converted into a high-quality protein source through hydrolysis. SPH has been shown to help improve fish growth, feed efficiency, and survival rates thanks to its high digestibility, palatability, and bio-active peptides that are beneficial to animal health; It can therefore partially replace fishmeal, complement plant-based proteins, and be a domestically sourced, efficient and sustainable feed ingredient for aquaculture.</em></p> <p><strong>Keywords</strong>: <em>shrimp by-product, shrimp protein hydrolysate, aquafeed, fishmeal </em></p> Ty Trần Vân Bách Nguyễn Xuân Lộc Phan Thanh Hùng Lê Thanh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 095 107 10.53818/jfst.01.2025.518 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ammonia lên chất lượng ấu trùng cá hồng mỹ (<i>Sciaenops ocellatus</i>) trong điều kiện biến đổi khí hậu https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/531 <p><em>Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng cộng gộp của hai yếu tố nhiệt độ và ammonia lên chất lượng ấu trùng cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus) trong điều kiện biến đổi khí hậu, với nhiệt độ ngày càng gia tăng. Ấu trùng cá hồng Mỹ được nuôi thí nghiệm trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau (27-28℃, 30℃, 32℃) và nồng độ ammonia từ 0, 0,02, 0,03, 0,19, 0,23 và 0,31 ppm. Kết quả cho thấy, nhiệt độ và ammonia có tác động tiêu cực đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, khả năng bắt mồi, tần số hô hấp và lượng oxy tiêu thụ của ấu trùng. Tỷ lệ sống và khả năng bắt mồi giảm khi nhiệt độ và nồng độ ammonia tăng, trong khi tần số hô hấp và lượng tiêu hao oxy tăng theo. Quan trọng hơn là ấu trùng cá hồng Mỹ không có khả năng phục hồi sau khi tiếp xúc với nhiệt độ và ammonia ở mức cao. Kết quả này cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> <em>Cá hồng Mỹ, Nhiệt độ, Ammonia, Ấu trùng cá, Biến đổi khí hậu</em></p> <p><strong>ABSTRACT:</strong></p> <p><em>This study aims to evaluate the combined effects of temperature and ammonia on the quality of Red Drum larvae (Sciaenops ocellatus) under climate change conditions, with rising temperatures. Red Drum larvae were cultured under different temperature conditions (27-28℃, 30℃, 32℃) and ammonia concentrations ranging between 0, 0.02, 0.03, 0.19, 0.23, and 0.31 ppm. The results showed that temperature and ammonia significantly affected survival rate, growth, feeding capacity, respiratory rate, and oxygen consumption of larvae. Survival rate and feeding capacity decreased as temperature and ammonia concentration increased, while respiratory rate and oxygen consumption increased. More importantly, Red drum larvae were unable to recover after being exposed to high levels of temperature and ammonia. These findings provide a scientific basis for improving seed production and marine fish farming techniques under current climate change conditions.</em></p> <p><strong>Keywords:</strong><em> Red drum, Temperature, Ammonia, Fish larvae, Climate change</em></p> Võ Văn Nhật Nguyễn Đình Huy Ngô Văn Mạnh Hoàng Lê Minh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang 2025-03-31 2025-03-31 01 108 114 10.53818/jfst.01.2025.531