Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản ISSN: 1859 - 2252 (được Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép xuất bản ngày 10/4/2003 tại quyết định số 112/GP-BVHTT) là cơ quan ngôn luận về khoa học của Trường Đại học Nha Trang, xuất bản 4 số/năm với ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh, được phát hành rộng rãi và miễn phí. Tạp chí được phát hành trên toàn quốc: doanh nghiệp trong ngành thủy sản, kinh tế biển, các sở khoa học - công nghệ trên toàn quốc, các trường đại học, viện nghiên cứu trong khối nông - lâm - ngư…và một số Trường Đại học, Viện nghiên cứu nước ngoài.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Tôn chỉ, mục đích của Tạp chí:</span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển thủy sản.</span></span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thủy sản nhằm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy của nhà Trường;</span></span></span></p> <p style="text-indent: 1.0cm; text-align: start; box-sizing: border-box; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span style="box-sizing: border-box;"><span class="noidung"><span style="color: black;">- Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học về thủy sản ở trong và ngoài nước;</span></span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Với mong muốn thực sự trở thành diễn đàn của những người hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản, Ban biên tập Tạp chí rất mong muốn nhận được sự cộng tác, trao đổi học thuật của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực nghiên cứu về khoa học công nghệ thủy sản.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><span class="noidung"><span style="color: black;">Các bài báo đăng trên Tạp chí đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm công trình khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư hàng năm.</span></span></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">Năm 2024, Tạp chí đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm công trình (theo Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN ngày 5/7/2024) ở các chuyên ngành:</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">1. HĐGS ngành, liên ngành Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản: 1,0 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">2. HĐGS ngành, liên ngành Cơ khí – Động lực: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">3. HĐGS ngành, liên ngành Giao thông vận tải: 0,25 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">5. HĐGS ngành, liên ngành Hóa học – Công nghệ thực phẩm: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">6. HĐGS ngành, liên ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp: 0,5 điểm</span></span></strong></p> <p style="text-align: justify; text-indent: 1.0cm; margin: 0cm 0cm 6.0pt 0cm;"><strong><span class="noidung"><span style="color: black;">7. HĐGS ngành, liên ngành Sinh học: 0,5 điểm</span></span></strong></p> vi-VN Mon, 30 Sep 2024 00:00:00 +0000 OJS 3.3.0.13 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Hiện trạng nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đề xuất giải pháp quản lý bền vững https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/468 <p><em>Nghề nuôi thủy sản lồng bè tại sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển từ những năm 2000, diện tích nuôi và số hộ nuôi tăng dần. Hiện nay quy mô nuôi thủy sản lồng bè tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở dạng nhỏ lẻ (10-106 ô lồng/hộ), tập trung chủ yếu nhóm từ 11-30 ô lồng/hộ chiếm 46,2% và nhóm từ 31-50 ô lồng /hộ chiếm 26,2%. </em><em>Đa số lồng nuôi được thiết kế dạng bè nổi, khung gỗ, có kích cỡ 6x6x3m và 5x5x4m, 4x4x3m, 3x3x3m, thể tích trung bình </em><em>khoảng </em><em>27 - 100m<sup>3</sup>/ô lồng, kỹ thuật nuôi phụ thuộc vào kinh nghiệm, trang thiết bị phục vụ nuôi biển còn đơn giản, thô sơ. Đối tượng nuôi đa dạng, cụ thể như tôm hùm, hàu, cá mú, cá hồng Mỹ, cá chẽm, cá bớp, cá chim vây vàng, cá bè, cá dứa, cá dìa. Mật độ tôm, cá thả nuôi dao động từ 100 - 3.000 con/lồng </em><em>(</em><em>tùy đối tượng nuôi)</em><em>.</em><em> Cá nuôi thường nhiễm bệnh ký sinh trùng, lở loét, xuất hiện nhiều vào mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa, tháng 4 đến tháng 9. Để phát triển nuôi thủy sản bằng lồng bè </em><em>ở</em><em> sông Chà Và theo hướng bền vững, </em><em>cần</em><em> nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chính sách, quy hoạch, khoa học công nghệ và đào tạo, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở khu vực nuôi. </em><em>Đồng thời m</em><em>ở rộng quy hoạch nuôi lồng</em><em> bè</em> <em>ở các vùng biển hở và hải đảo, nâng cao trình độ nuôi thủy sản của người dân thông qua tập huấn, chuyển giao công nghệ mới. Thành lập các tổ tự quản nghề nuôi trong cộng đồng, gắn kết mối quan hệ giữa người sản xuất, doanh nghiệp và nhà quản lý</em>.</p> <p><strong>Từ khóa</strong>: Nuôi thủy sản, sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.</p> Phạm Quốc Huy, Nguyễn Thị Kim Vân, Trương Quốc Cường, Võ Thanh Vân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/468 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Ảnh hưởng của liều lượng hormone lên hiệu quả sinh sản của cá bè vẫu (<i>Caranx ignobilis</i>) tại Khánh Hòa https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/472 <p><em>Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng hormone đến hiệu quả sinh sản của cá bè vẫu tại Khánh Hòa. Cá bố mẹ được kích thích sinh sản với 03 liều lượng là (1) </em><em>LHRHa 25 µg + HCG 800 IU/kg cá cái; (2) </em><em>LHRHa 35 µg + HCG 1100 IU/kg cá cái và (3) LHRHa 45 µg + HCG 1400 IU/kg cá cái</em><em>. Liều lượng tối ưu sau đó được sử dụng để kích thích sinh sản cá bè vẫu trong điều kiện sản xuất. Kết quả cho thấy liều lượng hormone có ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cá bè vẫu, trong đó nghiệm thức tiêm với liều lượng </em><em>LHRHa 35 µg + HCG 1100 IU/kg cá cái cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao hơn so với nghiệm thức tiêm liều cao nhất (P &lt; 0,05). Liều lượng hormone không ảnh hưởng đến tỷ lệ dị hình, kích thước ấu trùng mới nở, kích thước noãn hoàng, kích thước giọt dầu của ấu trùng cá và tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi (3DAH). Kết quả kích thích sinh sản trong điều kiện sản xuất cho thấy phương pháp tiêm một lần cho sức sinh sản và tỷ lệ thụ tinh thấp, tương ứng 69,93 g trứng/kg cá cái và 51,80%, thấp hơn so với khi tiêm hai lần, tương ứng 81,97 g trứng/kg cá cái và 74,12%. Liều lượng hormone LHRHa 35 µg + HCG 1100 IU/kg cá cái với hai lần tiêm cho cá cái là phù hợp trong kích thích sinh sản cá bè vẫu.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> hormone, bè vẫu, sinh sản, ấu trùng, tỷ lệ sống</p> Phạm Đức Hùng, Lê Hoàng Ân, Ngô Văn Mạnh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/472 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Thực trạng Thực trạng nghề lưới rê trôi khai thác cá ngừ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/474 <p><em>Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát và ghi nhật ký khai thác của 30 tàu cá và sử dụng dữ liệu thứ cấp phục vụ đánh giá thực trạng hoạt động nghề lưới rê trôi khai thác cá ngừ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghề lưới rê trôi khai thác cá ngừ là nghề đánh bắt có chọn lọc và hình thành từ lâu đời. Tàu lưới rê có khoảng 11±1 người/tàu, đa số là ngư dân trong tỉnh. Nghề khai thác này đã giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Có khoảng 70% lao động trên tàu có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề (từ 5-15 năm). Lao động khai thác có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là bậc tiểu học (40,7%) sẽ gây khó khăn cho việc chuyển giao và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại cho nghề cá. Ngư cụ khai thác trên tàu không trang bị giềng chì và chỉ có một thân lưới, với kích thước mắt lưới là 105±1,1 mm. Tổng sản lượng khai thác vào mùa chính đạt 15.671,7±1.105,2 kg/chuyến biển, cao hơn gấp 1,2 lần mùa phụ. Sản lượng cá ngừ chiếm tỷ lệ cao nhất (90,7%), cá thu chiếm 6,1% và cá khác chiếm 3,2% tổng sản lượng khai thác. Năng suất trung bình mỗi ngày tàu khai thác đạt 616,4±38,4 kg/ngày/tàu. Lợi nhuận mang lại bình quân cho mỗi tàu là 668,7±106,1 triệu đồng/năm và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư đạt 13,6±1,9 %/năm.</em></p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Bà Rịa - Vũng Tàu, nghề lưới rê trôi, cá ngừ</p> Nguyễn Phan Phước Long, Nguyễn Trọng Lương, Lê Văn Sáng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/474 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu một số chủng vi khuẩn gây thối và chất lượng cảm quan cá điêu hồng (<i>Oreochromis</i> sp.) bảo quản bằng oligochitin kết hợp với nước đá https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/481 <p><em>Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá sự biến đổi một số chủng khuẩn gây thối điển hình và chất lượng cảm quan cá điêu hồng (Oreochromis sp.), loại có chiều dài 32±2 cm, khối lượng 900±50 g/con được bảo quản bằng oligochitin (1÷3 kDa) nồng độ 1,0% kết hợp với nước đá (2±1<sup>0</sup>C) trong thời gian 24 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu cá điêu hồng bảo quản bằng oligochitin (1÷3 kDa) nồng độ 1,0% kết hợp với nước đá (2±1<sup>0</sup>C) có chất lượng cảm quan được duy trì trong 23 ngày, TPC đạt giới hạn cho phép trong 18 ngày, Pseudomonas spp đạt giới hạn cho phép trong 23 ngày và Shewanella putrefaciens bắt đầu vượt ngưỡng gây ươn hỏng vào ngày thứ 20. So với mẫu ĐC chỉ sử dụng nước đá lạnh (2±1<sup>0</sup>C) để bảo quản thì mẫu TN có sử dụng oligochitin (1÷3 kDa) nồng độ 1,0% kết hợp với nước đá (2±1<sup>0</sup>C) làm chất lượng cảm quan duy trì hơn 1,77 lần; TPC, Pseudomonas spp và Shewanella putrefaciens phát triển chậm hơn tương ứng 1,64, 1,78 và 1,54 lần.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Oligochitin, cá điêu hồng, chất lượng cảm quan, vi khuẩn gây thối.</p> Trần Văn Vương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/481 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Nguồn lực nuôi thủy sản ao đìa vùng Đầm Nha Phu – Trường hợp 3 xã/phường Ninh Ích, Ninh Lộc Và Ninh Hà https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/482 <p><em>Nghiên cứu nguồn lực đối với nuôi thủy sản ao đìa ở 3 xã/phường Ninh Ích, Ninh Lộc và Ninh Hà được tiến hành từ 11/2022 đến tháng 08/2023 theo phương pháp điều tra – khảo sát. Phân tích kết quả dựa theo khung sinh kế bền vững (DFID, 2009) cho thấy về mặt tổng thể nguồn lực đối với hoạt động nuôi thủy sản ao đìa có nhiều hạn chế. Diện tích ao đìa đối với mỗi hộ rất khác nhau. Đồng thời, tỷ lệ (%) số hộ có diện tích ao đìa thấp hơn diện tích trung bình cao (thấp nhất lên đến 55,96% ở Ninh Hà) và tỷ lệ số hộ hoàn toàn phải thuê ao đìa khá cao (thấp nhất đạt 35,23% ở Ninh Lộc). Hoạt động cấp nước còn gặp những bất cập với chất lượng nước không ổn định. Bên cạnh đó, diện tích rừng ngập mặn thấp so với quy hoạch, đặc biệt ở Ninh Lộc (5,0 ha so với 36,74 ha) và Ninh Hà (2,78 ha so với 29,80 ha) và chỉ vừa mới tăng nhẹ (lần lượt 0,7 ha ở Ninh Hà và 7,0 ha ở Ninh Lộc) trong những năm gần đây. Mặc dù có kinh nghiệm (5 – 40 năm), đa số lao động nuôi ao đìa có trình độ học vấn thấp (trên 40% có trình độ cấp II ở cả ba địa phương) và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn rất thấp (kỹ sư NTTS chỉ chiếm 0,65% trong toàn bộ nhân lực nuôi ao đìa của các hộ). Nhận định ban đầu cho thấy nguồn lực tài chính thay đổi tùy theo điều kiện riêng nhưng nhìn chung khó có khả năng đóng góp nhiều trong đáp ứng rủi ro về sinh kế. Về mặt tổng thể, nguồn lực vật lý không đáp ứng hoạt động nuôi ao đìa của các cộng đồng thuộc khu vực nghiên cứu</em>,<em> đặc biệt là nguồn cung cấp điện và hệ thống cấp – thoát nước ở Ninh Hà và Ninh Lộc với tỷ lệ phản hồi (%) từ 0 đến 19,32. Trong khi, nguồn lực xã hội chỉ thể thể hiện vai trò ở những nhóm nhỏ nhưng rất hạn chế ở cấp độ cộng đồng. </em></p> <p><strong>Từ khóa</strong>: đầm Nha Phu, nguồn lực, nuôi thủy sản ao đìa</p> Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Cao Trần Quân, Nguyễn Thị Toàn Thư Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/482 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Thiết kế, chế tạo thiết bị sấy thủy sản bằng công nghệ chân không kết hợp vi sóng https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/486 <p><em>Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo thiết bị sấy thủy sản trong môi trường chân không kết hợp nguồn nhiệt vi sóng. Kết quả nghiên cứu đã chế tạo được thiết bị sấy chân không vi sóng với các thông số, năng suất sấy 2kg/mẻ, sử dụng nguồn nhiệt từ tia vi sóng có công suất 1000W, công suất vi sóng có thể điều chỉnh từ 100W đến 1000W và kết hợp với môi trường chân không để ngăn quá trình oxy hóa, diệt khuẩn và tăng động lực thoát ẩm của vật liệu sấy, môi trường chân không có thể đạt 270 Pa, thiết bị ngưng ẩm có công suất 1,0 HP. Được trang bị tự động hóa sử dụng các thiết bị đo lường nhiệt độ, độ ẩm, áp suất để điều khiển thiết bị.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Sấy thủy sản, chân không vi sóng, sấy tôm, sấy mực</p> Huỳnh Văn Thạo, Lê Như Chính, Nguyễn Văn Phúc Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/486 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện quết, phụ liệu và thời gian gel hóa đến tính chất cơ lý của xúc xích làm từ thịt sẫm cá ngừ https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/496 <p><em>Thịt sẫm cá ngừ chiếm một tỷ lệ lớn nguồn phụ phẩm trong công nghiệp chế biến cá ngừ, việc dùng chúng để làm xúc xích giúp gia tăng giá trị nguồn nguyên liệu này. Việc bổ sung mỡ heo với tỷ lệ (%) thịt sẫm cá/mỡ heo tương ứng 80/20; bổ sung 2% bột lòng trắng trứng (BLLT) và 8% tinh bột biến tính (TBBT) giúp gel protein của xúc xích làm từ thịt sẫm cá xay giữ được cấu trúc tốt; tỷ lệ hao hụt trọng lượng của xúc xích sau khi gia nhiệt giảm. Thời gian quết là 11 phút và 24 giờ chờ gel hóa giúp cho sản phẩm xúc xích từ cơ thịt sẫm cá ngừ có các đặc tính cơ lý vượt trội hơn so với các điều kiện quết và thời gian chờ gel hóa khác.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> bột lòng trắng trứng, tinh bột biến tính, thịt sẫm cá ngừ, xúc xích</p> Nguyễn Trọng Bách, Nguyễn Thị Kim Doanh, Đỗ Trọng Sơn, Nguyễn Đăng Ân, Nguyễn Xuân Cường Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/496 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá bè vẫu (<i>Caranx ignobilis</i> Forsskål, 1775) giai đoạn giống https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/500 <p><em>Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng lớn đến đối tượng nuôi cá biển nói chung, tuy nhiên, ảnh hưởng của độ mặn đến cá bè vẫu vẫn chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá bè vẫu (Caranx ignobilis) giai đoạn giống. Cá giống với chiều dài và khối lượng trung bình lần lượt là 2,62 ± 0,13 cm và 0,26 ± 0,07 g/con được chia ngẫu nhiên vào các bể nuôi 70L với mật độ 2 con/L. Bốn mức độ mặn gồm 5‰, 15‰, 25‰ và 33‰ được thử nghiệm, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần trong 28 ngày. Kết quả cho thấy độ mặn có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá bè vẫu (p &lt; 0,05). Ở độ mặn 33‰, cá đạt tăng trưởng và sinh khối cao nhất, vượt trội so với độ mặn 5‰, lần lượt là 29,0% và 63,3%. Tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá ở độ mặn 15 - 33‰ tốt hơn đáng kể so với độ mặn 5‰, với mức cải thiện tương ứng từ 7,1 – 9,2% và 31,7 – 51,7%. Tương tự, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá ở độ mặn 15 - 33‰ tốt hơn so với 5‰, với mức tăng 20,0 – 24,6% của FCR và 15,7 – 21,3% của PER. Những phát hiện này cung cấp thông tin hữu ích về ảnh hưởng của độ mặn đến hiệu quả sản xuất cá bè vẫu giai đoạn giống, góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất giống loài cá này.</em></p> <p><strong>Từ khóa</strong>: <em>Caranx ignobilis</em>, độ mặn, tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn</p> Ngô Văn Mạnh, Dương Nguyễn Hoàng, Đặng Thị Bích Trâm, Hoàng Thị Thanh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/500 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Tình hình nuôi thủy sản ao đìa và sinh kế cộng đồng khu vực đầm Nha Phu - trường hợp đối với 3 xã/phường Ninh Ích, Ninh Lộc và Ninh Hà https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/483 <p><em>Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2022 đến tháng 08/2023 theo phương pháp điều tra – khảo sát đối với các cộng đồng thuộc vùng đầm Nha Phu bao gồm Ninh Ích, Ninh Lộc và Ninh Hà nhằm đánh giá vai trò của hoạt động nuôi ao đìa đối với cơ cấu sinh kế địa phương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tình hình nuôi ao đìa ở khu vực nghiên cứu những năm gần đây giảm sút cả về số hộ tham gia và diện tích. Tuy nhiên, hoạt động nuôi ao đìa trong khu vực trở nên đa dạng về đối tượng và phương thức nuôi phụ thuộc điều kiện riêng của mỗi hộ. Đa số các hộ thuộc khu vực nghiên cứu đã giảm mức độ đầu tư, từ thâm canh chuyển sang hoặc bán thâm canh hoặc quảng canh cải tiến và phương thức nuôi kết hợp giữa tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm sú (Penaeus monodon) với cua (Scylla spp.) và cá dìa (Siganus spp.) dần trở nên phổ biến ở cả ba địa phương. Cơ cấu sinh kế hộ đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau có thể từ 2 đến 3 nguồn thu nhập bao gồm nuôi ao đìa, khai thác hải sản, hoạt động nông nghiệp, kinh doanh – buôn bán, làm công nhân… do nuôi ao đìa không còn là nguồn thu ổn định để bảo đảm sinh kế cho các hộ.</em></p> <p><strong>Từ khóa</strong>: đầm Nha Phu, nuôi thủy sản ao đìa, sinh kế</p> Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Cao Trần Quân, Nguyễn Thị Toàn Thư Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/483 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Xác định cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa tại vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/495 <p><em>Dựa trên số liệu về cường lực và sản lượng khai thác của các đội tàu đánh bắt hải sản ở vùng ven bờ và vùng lộng biển Nghệ An trong giai đoạn 2017-2022, nghiên cứu sử dụng mô hình sản lượng thặng dư Schaefer (1954) để ước tính sản lượng khai thác bền vững tối đa và cường lực khai thác bền vững tối đa tương ứng cho vùng biển nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác bền vững tối đa ở vùng ven bờ và vùng lộng Nghệ An là 58.338 tấn; trong đó nghề lưới kéo là 32.652 tấn, nghề lưới rê là 12.312 tấn, nghề lưới vây là 2.507 tấn, nghề câu là 468 tấn, nghề lưới chụp là 5.570 tấn, nghề lồng bẫy là 615 tấn và nghề khác là 4.214 tấn. Tương ứng với sản lượng khai thác bền vững tối đa, cường lực khai thác bền vững tối đa ở vùng biển nghiên cứu là 2.483 tàu: nghề lưới rê là 1.429 tàu, nghề lưới kéo là 483 tàu, nghề câu là 147 tàu, nghề lồng bẫy là 137 tàu, nghề lưới chụp là 75 tàu, nghề lưới vây là 22 tàu và nhóm nghề khác là 190 tàu. Tổng cường lực của các đội tàu khai thác ở vùng biển đã vượt ngưỡng bền vững khoảng 20,8%; trong đó, nghề lồng bẫy vượt 29,2%, nghề lưới rê vượt 27,5% và nghề lưới kéo vượt 2,3%; cường lực khai thác của nghề lưới vây, nghề câu và nghề lưới chụp chưa đạt ngưỡng cường lực khai thác bền vững tối đa. </em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Cường lực khai thác bền vững tối đa, sản lượng khai thác bền vững tối đa, vùng ven bờ và vùng lộng Nghệ An</p> Đỗ Văn Thành, Nguyễn Phi Toàn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/495 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Hiện trạng hoạt động của đội tàu làm nghề lưới chụp khai thác hải sản tại thành phố Hải Phòng https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/501 <p><em>Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghề lưới chụp tại Hải Phòng đang là nghề khai thác vươn khơi chủ lực, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cho hàng nghìn lao động, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành thủy sản của địa phương. Đội tàu làm nghề lưới chụp khai thác ở vùng khơi của Hải Phòng hầu hết các tàu được đóng bằng vỏ gỗ, theo mẫu dân gian. Các tàu đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc, đảm bảo đủ các điều kiện an toàn để hoạt động ở vùng khơi. Lao động trên đội tàu lưới chụp tập trung chủ yếu ở độ tuổi 18 ÷ 50 tuổi, đây là độ tuổi đảm bảo đủ sức khỏe và có kinh nghiệm. Tuy nhiên, trình độ học vấn của lao động tương đối thấp, phần lớn chỉ học hết tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ học trung học phổ thông trở lên rất thấp. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Hiệu quả hoạt động của đội tàu lưới chụp tương đối cao. Năng suất khai thác trung bình đạt 698,55 ÷ 959,07 kg/tàu/ngày. Lợi nhuận trung bình đạt 340,45 ÷ 398,14 triệu đồng/tàu/năm tùy theo nhóm chiều dài.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Hải Phòng; nghề lưới chụp, hiệu quả hoạt động.</p> Nguyễn Phi Toàn, Đỗ Văn Thành, Nguyễn Trọng Lương, Nguyễn Tiến Dũng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/501 Wed, 29 May 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn thực phẩm của người bán thủy sản tại các chợ ở Nghệ An https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/193 <p><em>Trong nghiên cứu này, 384 người bán thủy sản tại các chợ tại Nghệ An đã được phỏng vấn bằng phương pháp trực tiếp có sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả điều tra cho thấy: người bán thủy sản ở chợ cá đa phần là nữ (89,1%), chủ yếu ở độ tuổi lao động (18-40 tuổi). Ở chợ, người làm việc trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,3%). Trình độ học vấn của người lao động chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở </em>(78,1%)<em>. Nguồn thông tin về an toàn thực phẩm được người lao động tiếp cận nhiều nhất và hiệu quả nhất là tivi </em>(52,1% và 52,6%)<em>. 74,9% người lao động đạt yêu cầu kiến thức, 70,1% người lao động đạt yêu cầu thái độ đối với vấn đề ATTP và 74,8% người lao động đạt yêu cầu thực hành ATTP. Có mối liên quan thuận chiều giữa điểm số về kiến thức, thái độ và thực hành an toàn thực phẩm thủy sản. Những người có điểm kiến thức cao thì có điểm thái độ và thực hành cao (p&lt;0,05). Vì vậy, cần tăng cường công tác giáo dục và truyền thông nhằm thay đổi kỹ năng, thái độ về an toàn thực phẩm cho những đối tượng này để thay đổi thái độ và hành vi của họ từ đó nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm thủy sản ở Nghệ An.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Kiến thức, kỹ năng, thái độ, người bán thủy sản, Nghệ An</p> Nguyễn Thuần Anh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/193 Wed, 25 Sep 2024 00:00:00 +0000 Hiệu quả chống oxy hóa lipid và ức chế biến đen của dịch chiết từ phế liệu nấm rơm trên tôm thẻ chân trắng bảo quản lạnh https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/505 <p><em>Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của dịch chiết phế liệu nấm rơm (Volvariella volvacea waste extract - VWE) trong việc ngăn chặn sự hình thành melanosis và quá trình oxy hóa lipid ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong điều kiện bảo quản lạnh. Kết quả cho thấy tôm được xử lý bằng VWE đã giảm đáng kể cả mức độ biến đen và quá trình oxy hóa lipid so với tôm đối chứng. Tôm được xử lý bằng VWE có điểm biến đen và giá trị TBARS thấp hơn đáng kể (p &lt; 0,05), đồng thời có điểm cảm quan cao hơn đáng kể (p &lt; 0,05) so với tôm đối chứng, cho thấy VWE có hiệu quả ức chế sự hình thành melanosis và oxy hóa lipid ở tôm. Hơn nữa, không có sự khác biệt đáng kể (p &gt; 0,05) về điểm biến đen, giá trị TBARS và điểm cảm quan giữa tôm được xử lý bằng VWE và tôm được xử lý bằng sodium metabisulfite (SMS) sau 4 ngày bảo quản lạnh. Những kết quả này chỉ ra rằng VWE là nguồn hoạt chất tự nhiên tiềm năng có thể thay thế cho SMS trong việc ngăn ngừa sự hình thành melanosis và oxy hóa lipid ở tôm trong quá trình bảo quản lạnh </em><em>ngắn hạn</em><em>.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> đốm đen, ergothioneine, oxy hóa lipid, polyphenoloxidases, xử lý sau thu hoạch</p> Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Trung Thành Luân, Lê Văn Tuấn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang https://jfst.vn/index.php/ntu/article/view/505 Sat, 28 Sep 2024 00:00:00 +0000