##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm (15 ngày) được thực hiện từ ấu trùng chữ D đến ấu trùng đỉnh vỏ bàn mai tím nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của chúng. Ấu trùng được cho ăn tảo tươi đơn bào Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros muelleri, Platymonas sp. Các thí nghiệm được lặp lại 5 lần. Thí nghiệm 1 được bố trí ở 3 mật độ ương 1,3 và 5 con/ml. Kết quả cho thấy tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 3 mật độ ương (p < 0,05). Ấu trùng ương ở mật độ 3 con/ml cho sinh trưởng cao nhất (chiều cao đạt 188,9±2,01 μm), tốc độ sinh trưởng (TĐST) trung bình (đạt 7,98±0,145 μm/ngày) và tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất (11,3%). Thí nghiệm 2 được bố trí ở 3 độ mặn khác nhau 26, 29 và 32‰. Kết quả nghiệm thức có độ mặn 29‰ có TĐST tuyệt đối và tỷ lệ sống cao nhất (tương ứng là 8,18 ±0,06 μm/ngày và 11,3%), tiếp đến ở nghiệm thức độ mặn 32‰ (TĐST là 7,98±0,09 μm/ngày và tỷ lệ sống 10,5%). Tuy nhiên, không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về sinh trưởng và tỷ lệ sống giữa hai độ mặn 29‰ và 32‰. TĐST và tỷ lệ sống của ấu trùng thấp nhất ở độ mặn 26% (tương ứng 6,4±0,08 μm/ngày và 9%). Như vậy, mật độ ương ấu trùng tốt nhất là 3 con/ml, độ mặn thích hợp nhất là 29- 32‰.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Phùng Bảy

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Tôn Nữ Mỹ Nga

Viện Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha Trang

Trần Thị Hiền

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Trần Thanh Hương

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III