##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

      Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng giảm nhiệt độ trong vận chuyển lên chất lượng nước và tỷ lệ sống của cá chẽm giống. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT) về nhiệt độ: 24°C (NT1), 22°C (NT2), 20°C (NT3) và 18°C (NT4); mỗi NT được lặp lại 3 lần tại cùng thời điểm. Cá thí nghiệm có khối lượng 20,15±0,12 g, chiều dài trung bình 11,25±0,15 cm, được vận chuyển trong các thùng cách nhiệt đậy nắp có sục khí và bổ sung ôxy thuần với mật độ 100 cá/40 L nước. Chất lượng nước, hàm lượng glucose trong máu và tỷ lệ sống của cá được ghi nhận ở các thời điểm trước vận chuyển, 6h, 12h vận chuyển, 3 và 7 ngày sau vận chuyển. Kết quả cho thấy trong thời gian vận chuyển, các chỉ tiêu DO và pH giảm dần, ngược lại CO2, TAN và NO2 tăng dần so với ban đầu. Hàm lượng glucose trong máu cá gia tăng trong quá trình vận chuyển do cá bị stress. Ở thời điểm 6h, tỷ lệ sống của cá ở NT4 (18°C) là 92,67%, thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với NT2 và NT3 do cá bị shock lạnh. Ở thời điểm 12h, tỷ lệ sống của cá ở NT1 (24°C) là 88,00%, thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với NT2 và NT3 do cá bị stress nhiều hơn trong quá trình vận chuyển. Sau vận chuyển cá vẫn bị chết do stress và tổn thương. Nhiệt độ thích hợp cho vận chuyển cá chẽm giống là 20-22°C với thời gian vận chuyển từ 6-12h.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Đinh Thế Nhân

Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Lê Thế Lương

Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh