##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Rong biển đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó ngành nông nghiệp có thể sử dụng rong biển như một loại phân bón hữu cơ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khảo sát điều kiện thích hợp để thu dịch chiết rong Ulva reticulata, và khảo sát ảnh hưởng dịch chiết rong lên tỷ lệ nảy mầm, năng suất, chiều dài thân, chiều dài rễ của rau muống (Ipomoea aquatica). Kết quả khảo sát điều kiện pH và nhiệt độ thích hợp để thu dịch chiết rong biển U. reticulata cho thấy: dịch chiết thu được tốt nhất là ở điều kiện nhiệt độ 120ºC/1atm (20 phút), pH = 3 hoặc 11. Không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức có bổ sung rong biển và nghiệm thức đối chứng trong ảnh hưởng của dịch chiết U. reticulata lên tỉ lệ nảy mầm và phát triển rễ ở rau muống. Dịch rong chiết ở pH11 với nồng độ 0,5 % cho chiều dài thân tốt nhất (34,80 ± 4,69 cm) và có khác biệt với nghiệm thức đối chứng nước máy (22,00 ± 2,34 cm). Năng suất rau cao nhất thu được ở các chậu rau được bón lá bằng dịch rong chiết trong môi trường pH7 và pH11 (115,33 ± 21,94 – 137,67 ± 25,42 g/chậu), khác biệt rõ rệt so với đối chứng nước máy (52,33 ± 30,27 g/chậu) và 2 sản phẩm phân bón rong biển thương mại được thử nghiệm song song (65,7±9,7 g/chậu).
Từ khóa: Ulva reticulata, phân bón dạng lỏng, phân bón rong biển