##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của astaxanthin và β - glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp. Nghiên cứu gồm hai nội dung: nội dung 1 khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung astaxanthin vào thức ăn lên tăng cường màu sắc ở cá dĩa đỏ Symphysodon sp. được thực hiện trên cá có kích thước 6cm. Thí nghiệm gồm có ba nghiệm thức: (1) thức ăn được bổ sung astaxanthin từ chiết xuất với lượng 90 mg/kg thức ăn; (2): thức ăn được bổ sung astaxanthin bán trên thị trường với lượng 90 mg/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng: thức ăn không được bổ sung astaxatnhin. Sau 90 ngày thí nghiệm kết quả ghi nhận, cá ở nghiệm thức 2 có màu sắc đậm nhất, kế đến là nghiệm thức 1 và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng. Mặc dù cá dĩa ở nghiệm thức 1 có màu sắc nhạt hơn nhưng cá dĩa ở nghiệm thức 1 có thể lưu giữ màu được lâu hơn sau khi dừng cho ăn thức ăn có bổ sung sắc tố so với cá dĩa ở nghiệm thức 2. Như vậy, astaxanthin được chiết xuất từ sinh khối nấm men đã có tác dụng nâng cao màu sắc trên cá dĩa đỏ. Nội dung 2 khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung β - glucan vào thức ăn lên tăng cường sức đề kháng ở cá dĩa đỏ Symphysodon sp. được thực hiện trên cá có kích thước 6cm. Thí nghiệm tiến hành gồm 1 nghiệm thức đối chứng (thức ăn không bổ sung β-glucan) và 3 nghiệm thức bổ sung β-glucan vào thức ăn trong thời gian 30 ngày với liều lượng bổ sung là 0,1%, 0,5% và 1%. Sau 30 ngày thí nghiệm kết quả ghi nhận: Ở nghiệm thức cho ăn nồng độ 1% có khả năng kích thích miễn dịch cho cá dĩa thông qua hàm lượng tế bào bạch cầu trên 3500 tế bào trên ul. Ngoài ra cũng cho thấy β-glucan có khả năng kích thích tăng sức đề kháng hơn là trị bệnh.


Từ khóa: astaxanthin, cá dĩa, sinh khối nấm men Rhodospridium sp, β-glucan

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Trần Quang Vinh

Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Liên

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM

Ngô Đại Nghiệp

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia TP. HCM