##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm (EMS) ở tôm gây ra bởi các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen độc tố pirAB và làm thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm nuôi toàn cầu. Sử dụng vi sinh vật có lợi thay thế kháng sinh được xem là một trong số biện pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa AHPND cho các hệ thống nuôi tôm hiện nay. Nghiên cứu hiện tại đã đánh giá tiềm năng làm chế phẩm sinh học đối kháng V. parahaemolyticus pirAB của 33 chủng Bacillus phân lập từ mẫu bùn rừng ngập mặn và tôm nuôi tại tỉnh Khánh Hòa. Trong số 9 chủng Bacillus có tính đối kháng, CCT-Ba9 và CCT-Ba42 tạo ra vạch đối kháng lớn nhất và có khả năng sinh enzyme ngoại bào tốt bao gồm cellulase, amylase, protease. Cả hai chủng đều được đánh giá an toàn khi cho thấy không có khả năng tan huyết. Kết quả định danh bằng đặc điểm sinh hóa và giải trình tự gen 16S rRNA xác định chúng lần lược là loài B. pumilus and B. subtilis. Cả 2 loài đều cho thấy phát triển tốt ở độ pH từ 4.0 đến 8.0 and độ mặn từ 0 đến 50‰. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng Bacillus CCT-Ba9 và CCT-Ba42 để ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự bùng phát của AHPND ở tôm nuôi.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Lê Thành Cường

Viện Nuôi trồng Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Thị Anh Thư

Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường, Trường Đại học Nha Trang

Văn Hồng Cầm

Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường, Trường Đại học Nha Trang