##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

    Nghiên cứu xác định ngưỡng mật độ của tác nhân gây bệnh hoại tử gan tuỵ cấp tính (AHPND) và các yếu tố trong môi trường ao nuôi (vô sinh, hữu sinh) có vai trò quan trọng, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp kiểm soát tác nhân gây AHPND trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm. Nghiên cứu này đã thu và phân tích mẫu nước, mẫu tôm thẻ chân trắng ở 54 ao tôm nghi ngờ bị AHPND và mẫu nước, mẫu tôm thẻ ở 76 ao tôm không nghi ngờ AHPND tại Nam Định, Phú Yên và Bạc Liêu từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2022 để so sánh, xác định điểm cắt (ngưỡng) của tác nhân gây AHPND. Sử dụng phương pháp hồi qui đa biến và phương pháp đường cong ROC (Receiver Operating Charactetistic) trên SPSS để xử lý các số liệu thu được, kết quả cho thấy ở ngưỡng mật độ 1,6 × 103 cfu/g (gan tuỵ tôm) và 1,3 × 103 cfu/mL (nước ao nuôi), V. parahaemolyticus mang gen pirA/pirB gây AHPND là rõ ràng nhất. Ngoài ra, các yếu tố hữu sinh và vô sinh, gồm: Vibrio spp. nước ao nuôi và trong gan tuỵ tôm theo thứ tự ≥ 6,7 × 103 cfu/mL và ≥ 1,2 × 104 cfu/g; V. parahaemolyticus nước ao nuôi và trong gan tuỵ tôm theo thứ tự ≥ 4,7 × 103 cfu/mL và ≥ 7,7 × 103 cfu/g; độ mặn ≥ 30,5‰; pH ≥ 8,15; NO2- ≥ 0,015mg/L; TSS ≥ 14,15 mg/L cũng có mối quan hệ rõ ràng, có ý nghĩa thống kê (p<0,05), góp phần làm cho tôm thẻ chân trắng bị AHPND trong ao nuôi thương phẩm. Mặt khác, bài báo cũng đã chỉ ra các giải pháp kiểm soát vi khuẩn gây AHPND dưới ngưỡng từ việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước: kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào trong quá trình nuôi; sử dụng chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ tự nhiên; sử dụng thực khuẩn thể đặc hiệu; sử dụng các công nghệ quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm; sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học (Bacillus spp., Lactobacillus spp.,...) kết hợp các chất làm tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu, và cuối cùng là việc sử dụng kháng sinh.   

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Võ Văn Nha

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Email liên hệ: nharia3@yahoo.com; vovannha@ria3.vn

Trần Thanh Sơn

Đại học Qui Nhơn

Hồ Nhật Nguyệt

Đại học Qui Nhơn

Võ Thị Ngọc Trâm

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Nguyễn Thị Chi

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Hà Thị Thanh Huyền

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III