##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

    Nghiên cứu này kiểm chứng giả thuyết về tác dụng tích cực của việc cho tôm ăn 30% khẩu phần ăn vào ban đêm và ảnh hưởng của độ mặn lên tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn FCR của tôm he Ấn Độ Penaeus indicus. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu Split-plot với yếu tố chính là độ mặn (15 hoặc 30 ppt) và yếu tố phụ là chế độ cho ăn (ban ngày hoặc cả ngày lẫn đêm). Kết quả cho thấy độ mặn ảnh hưởng đến tất cả các thông số quan sát. Tôm được nuôi ở độ mặn 30 ppt có tỉ lệ sống, FCR và tốc độ tang trưởng cao hơn so với độ mặn 15 ppt (P < 0,05). Trong khi đó, cho tôm ăn 30% khẩu phần vào ban đêm cải thiện tốc độ tăng trưởng (P < 0,05) nhưng không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và FCR của tôm thí nghiệm (P > 0,05). Kiểm định thống kê không ghi nhận tương tác giữa 2 yếu tố nghiên cứu là độ mặn và chế độ cho ăn (P > 0,05). Chúng tôi đề xuất nên nuôi tôm he Ấn Độ ở độ mặn 30 ppt và cho tôm ăn cả ban ngày lẫn đêm để cải thiện tốc độ tăng trưởng, rút ngắn thời gian nuôi và tiết kiệm chi phí thức ăn.


Từ khóa: Penaeus indicus, tăng trưởng, độ mặn, chế độ cho ăn

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Hoàng Tùng

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh

Trương Ái Nguyên

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh

Hồ Hải Cơ

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh

Võ Thị Minh Thư

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh