##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Mục tiêu của bài báo này là sử dụng các thành phần thu nhận được từ phế liệu thủy sản để chế tạo vật liệu tổ hợp nano có độ xốp cao định hướng ứng dụng phẩm nhuộm và cố định vi khuẩn. Vật liệu tổ hợp được chế tạo bằng phương pháp đơn giản sử dụng các thành phần chitosan, hạt hydroxyapatit kích thước nano và graphene. Trong đó, chitosan và hydroxyapatit thu nhận được tương ứng từ vỏ lột xác của tôm và xương cá tra. Vật liệu tổ hợp thu được ở dạng hạt có độ xốp cao và dễ dàng tách ra để tái sử dụng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, khả năng hấp phụ cực đại của vật liệu đối với methylene orange là 129,89 mg/g và hiệu suất hấp phụ đạt trên 98% sau 5 lần tái sử dụng. Ngoài ra, vật liệu tổ hợp có khả năng cố định vi khuẩn ở trạng thái ướt đạt 5,4% sau 108 giờ. Kết quả thu được bước đầu cho thấy phế liệu thủy sản là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất các vật liệu tổ hợp có tính năng ưu việt ứng dụng trong xử nước bị ô nhiễm.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Công Minh

Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang

Đinh Gia Nghi

Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang

Phạm Thị Đan Phượng

Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Trang Sĩ Trung

Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Hoàng Ngọc Cương

Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Bình Dương

Phạm Viết Nam

Khoa Thủy sản, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Phạm Anh Đạt

Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Văn Hòa

Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang