##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Bài báo trình bày kết quả phân loại tôm tít thu được ở sáu huyện gồm Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) và Năm Căn, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau). Có 68 cá thể tôm khác nhau, bao gồm 30 cá thể của loài tôm được nuôi nhiều nhất (gồm 5 mẫu tôm nuôi tại Cà Mau và 25 mẫu tôm tự nhiên tại Bến Tre và Cà Mau) và 38 cá thể của các loài khác (gồm 4 mẫu tôm từ các hệ thống nuôi tại Cà Mau và 34 mẫu tôm được đánh bắt từ tự nhiên tại Bến Tre và Cà Mau) được thu thập để phân loại. Tất cả các cá thể được thu thập còn sống khỏe mạnh, không bị trầy xước, không bị mất/gãy các phần phụ. Tôm được vận chuyển sống về Nha Trang phân loại bằng phương pháp hình thái và sinh học phân tử tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III. Kết quả phân loại bằng phương pháp hình thái xác định được 6 loài tôm khác nhau bao gồm Clorida decorata Wood-Mason, 1875, Dictyosquilla foveolata (Wood-Mason, 1895), Harpiosquilla harpax (de Han, 1844), Harpiosquilla raphidea (Fabricius, 1798), Miyakea nepa (Latreille in Latreille, Le Peletier, Serville & Guérin, 1828) và Oratosquillina interrupta (Kemp, 1911). Ngoại trừ loài M. nepa, cả năm loài còn lại đều đã được phân loại bằng phương pháp sinh học phân tử. Loài tôm tít nuôi nhiều nhất tại Cà Mau có tốc độ sinh trưởng nhanh là H. raphidea, loài đã được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo tại Việt Nam là H. harpax. Bắt gặp tất cả các loài tôm này ở tất cả các địa điểm thu mẫu.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Võ Thế Dũng

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III

Võ Thị Dung

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III