##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Cua dẹp - Gecarcoidea lalandii H. Milne Edwards, 1837, là loài bản địa có giá trị kinh tế và sinh thái cao nhất là ở Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định mật độ nuôi và thức ăn thích hợp cho Cua dẹp, làm cơ sở để xác định tiềm năng phát triển nuôi loài cua này cho mục đích thương mại và bảo tồn. Cua dẹp được thử nghiệm nuôi ở các mật độ 1, 3, 5, 7 và 9 con/m². Tại mật độ thích hợp đã được xác định, cua được nuôi bằng 5 loại thức ăn bao gồm TA1: 100% thực vật (rau muống, rau lang, vỏ dưa, bầu, bí, bắp rang giã nhỏ, cơm nguội,...); TA2: 50% thực vật (rau muống, rau lang, vỏ dưa, bầu, bí, bắp rang giã nhỏ, cơm nguội,...) và 50% động vật (tôm cá tạp nấu chín); TA3: Thức ăn công nghiệp dùng cho tôm thẻ (GOAL 6804, CP. Group, Thái Lan); TA4: Hỗn hợp 50% thức ăn công nghiệp và 50% TA1; TA5: Hỗn hợp 50% thức ăn công nghiệp và 50% TA2. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống giảm khi mật độ nuôi tăng, mật độ nuôi 5 và 7 con/m² cho tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mật độ 1, 3 và 9 con/m². Tỷ lệ sống thấp nhất ở cua nuôi bằng thức ăn hoàn toàn thực vật (TA1) và hoàn toàn là thức ăn tổng hợp CP (TA3). Thức ăn có thành phần là 50% có nguồn gốc thực vật và 50% thức ăn công nghiệp (thức ăn tôm) có tỷ lệ sống, chiều dài, khối lượng, tốc độ tăng trưởng cao hơn các loại thức ăn khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, Cua dẹp nên được nuôi ở mật độ 5 -7 con/m² và thức cung cấp là các loại thực vật, có bổ sung một phần có nguồn gốc từ động vật như cá tạp, thức ăn công nghiệp.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử Tác giả

Huỳnh Minh Sang

Viện Hải dương học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam