##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra qui trình tối ưu để vận chuyển sống tôm càng xanh không dùng nước. Thí nghiệm được thực hiện dựa trên 3 yếu tố với 16 nghiệm thức (NT) bao gồm: bốn loại giá thể khác nhau (ống nhựa HDPE, hạt nhựa Kaldnes, rơm rạ và vải vụn) x hai phương pháp gây mê (nước lạnh 15⁰C, nước lạnh 15⁰C + thuốc gây mê Isoeugernol nồng độ 50 ppm) x hai phương pháp đóng gói vận chuyển (không bơm ôxy và có bơm ôxy). Mỗi NT lập lại 3 lần trong thùng xốp có thể tích 5 L. Tôm thí nghiệm có khối lượng từ 55-60 g/con được chọn và đóng gói ngẫu nhiên với mật độ 10 con/thùng xốp. Thí nghiệm được khảo sát với 4 mức thời gian vận chuyển là 6, 9, 12 và 15 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của tôm sau vận chuyển khác biệt có ý nghĩa (p<0,01) khi sử dụng các loại giá thể khác nhau, phương pháp gây mê khác nhau, phương pháp đóng gói khác nhau và thời gian vận chuyển khác nhau. Giá thể rơm rạ và vải vụn kết hợp phương pháp gây mê lạnh có thuốc mê và được đóng gói có bơm ôxy cho tỷ lệ sống của tôm đạt cao nhất (trên 80%) và thời gian vận chuyển cho phép lên đến 12 giờ. Tuy nhiên khi vận chuyển với thời gian ngắn từ 6 – 9 giờ thì có thể sử dụng giá thể ống nhựa HDPE hoặc hạt nhựa Kaldnes sẽ cho hiệu suất vận chuyển cao hơn.


Từ khóa: tôm càng xanh, qui trình vận chuyển, vận chuyển không nước

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Đinh Thế Nhân*

Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

Nguyễn Phúc Cẩm Tú

Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

Lê Thế Lương

Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

Đào Nguyễn Quốc Huy

Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM