##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày một phần kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động các thiết bị giám sát tàu cá (VMS) lắp đặt trên ở khu vực Miền Trung trong 2 chuyến biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) các thiết bị VMS VMS Thuraya SF2500, Vifish.18 và BA-SAT01 được lắp đặt tương ứng trên các tàu cá ở Bình Định, Khánh Hòa và Quảng Nam có tính năng đáp ứng yêu cầu của quy định của Nhà nước; ii) mức độ truyền nhận tín hiệu vị trí tàu thể hiện Thuraya SF2500 đạt cao nhất là 141%, Vifish.18 đạt cao nhất là 152% trong khi BA-SAT01 vượt tới hơn 8 lần so với quy định tối thiểu; iii) Khoảng T lâu nhất của Thuraya SF2500 lên đến 13h38’ và Vifish.18 là 8h38’, trong khi đó BA-SAT01 không có khoảng T. Ngoài ra, các VMS đáp ứng tốt về lưu vết tàu cá, ngôn ngữ trên phần mềm là tiếng Việt giúp ngư dân sử dụng dễ dàng, mức độ tiêu hao điện năng thấp; giá thành sản phẩm khoảng 20 triệu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quy trình quản lý và phân quyền trong sử dụng dữ liệu trên VMS là rất quan trọng.


Từ khóa: VMS, Hệ thống giám sát tàu cá, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Tô Văn Phương

Trường Đại học Nha Trang

Vũ Kế Nghiệp

Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Trọng Lương

Trường Đại học Nha Trang