##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

    Hà Tĩnh có lợi thế và tiềm năng lớn trong phát triển nghề nuôi tôm trên cát, với diện tích đất cát có thể đưa vào phát triển nuôi tôm thâm canh từ nay đến 2030 là 1.244 ha. Hơn nữa, nguồn nước cấp lấy vào nuôi tôm không phụ thuộc vào chế độ thủy triều mà có thể lấy trực tiếp từ biển, đồng thời nước biển có độ trong và sạch. Với những lợi thế có được thì mô hình nuôi tôm trên cát đã thành công và phù hợp tại địa phương, sản lượng đạt từ 7 - 20 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm trên cát bắt đầu từ 2005 và đến 2018 diện tích nuôi đạt 38,4 - 50% so với kế hoạch tổng thể quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020. Trong quá trình triển khai cũng đã nhận thấy một số tác động xấu từ hoạt động nuôi tôm trên cát đến môi trường như ô nhiễm môi trường (biển và nước ngầm) do chất thải từ nuôi tôm trên cát, mặn hoá đất, nước ngầm và cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm. Để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh trước hết cần tiến hành đồng bộ một số nhóm giải pháp trong đó ưu tiên quan tâm đến giải pháp quản lý và kỹ thuật. Quản lý đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hợp lý, hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và an toàn môi trường. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, mô hình ít thay nước vào nuôi tôm; quản lý môi trường và kiểm soát dịch bệnh.


Từ khóa: nuôi tôm trên cát, Hà Tĩnh

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Trương Thị Mỹ Hạnh

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Nguyễn Hữu Nghĩa

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Nguyễn Thị Nguyện

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Tống Trần Huy

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Chu Chí Thiết

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Lê Thị Mây

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Phan Thị Vân

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I