##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản (CBTS) là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Để xuất khẩu các sản phẩm chế biến thủy sản ra nước ngoài thì không chỉ cần một công nghệ sản xuất sạch mà còn cần phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các công đoạn sản xuất, xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đặc trưng của ngành sản xuất chế biến thủy sản là hàm lượng Nitơ, Photpho rất cao, khó có thể xử lý bằng các biện pháp thông thường. Công nghệ xử lý Ammonium truyền thống chủ yếu dựa vào sự kết hợp của hai quá trình là Nitrate và khử Nitrate hóa. Xử lý Nitơ theo cách này đòi hỏi mặt bằng lớn mà không phải nơi nào cũng đáp ứng được.
Bài báo này đề cập tới việc xử lý Nitơ trong nước thải chế biến thủy sản sau xử lý kỵ khí bằng công nghệ SNAP. Cụ thể là tìm ra được tỷ số COD/N, giá trị pH, tải trọng đầu vào phù hợp để xử lý nước thải CBTS. Sử dụng nước thải chế biến cá Basa đã qua xử lý kỵ khí của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang để vận hành mô hình xử lý. Đồng thời sử dụng 2 loại giá thể là giá thể xơ dừa và sợi nhựa tổng hợp để vi sinh vật bám dính, tìm ra hiệu quả tối ưu của hai giá thể trên để áp dụng vào thực tế.
Từ khóa: Nước thải chế biến thủy sản, công nghệ SNAP, nồng độ Nitơ, ô nhiễm môi trường chế biến thủy sản, xử lý kỵ khí loại Nitơ.