##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Hiện nay, việc ứng dụng vi sinh vật có lợi để kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, tăng đề kháng của cá và xử lý môi trường là một trong những biện pháp phòng bệnh đang được quan tâm. Nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả sử dụng của chủng Bacillus amyloliquefaciens AGWT 13-031 ở quy mô sản xuất cá tra giống khi xử lý trực tiếp vào môi trường nuôi. Chất lượng cá tra và nước ao được cải thiện. Sau 40 ngày nuôi, tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức thử nghiệm là 28,8%, kích cỡ cá 160 con/kg. Trong khi ở ao đối chứng là 7,2%, kích cỡ cá 150 con/kg. Trọng lượng và kích thước trung bình của cá thử nghiệm lần lượt là 1,45±0,52g và 53,27±7,1mm, tăng 12,40% và 5,55% so với nhóm đối chứng (1,29±1,18g; 50,53±11,16mm). Môi trường nước ao phù hợp cho động vật phù du sinh trưởng và phát triển, đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá tra sử dụng. Trong suốt quá trình ương, hộ nuôi hầu như không sử dụng thêm chế phẩm sinh học bên ngoài để cải thiện chất lượng nước.


Từ khóa: Bacillus amyloliquefaciens, cá tra, probiotic trong thủy sản

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Lê Lưu Phương Hạnh

Phòng Công nghệ sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Lê Văn Hậu

Phòng Công nghệ sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Ngô Huỳnh Phương Thảo

Phòng Công nghệ sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Bùi Nguyễn Chí Hiếu

Phòng Công nghệ sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Huỳnh Tấn Phát

Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh

Nguyễn Quốc Bình

Phòng Công nghệ sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh