##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Moina micrura là loài giáp xác sinh sản đơn tính được tìm thấy phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (Lê Văn Hậu và cộng sự, 2018). Trong điều kiện bất lợi, Moina sinh kén (túi chứa trứng nghỉ) (Dodson et al, 2010). Trong khi trứng nghỉ của nhiều loại động vật phù du như: Artermia, Daphnia, Rotifer đã được sử phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên trứng nghỉ M. micrura vẫn chưa được nghiên cứu nhiều vì lý do khó sản xuất thương mại và tỉ lệ nở thấp. Trong nghiên cứu này, các loại thức ăn và điều kiện môi trường (pH, nhiệt độ) nhằm sản xuất và bảo quản kén Moina đã được nghiên cứu. M. mirura được nuôi bằng 3 loại thức ăn khác nhau: Cám gạo, men bánh mì và tảo Scenedesmus sp. Mật độ M. micrura bố trí ban đầu cho các nghiệm thức là 200 ct/L; Kết quả cho thấy số lượng kén cao nhất ở nghiệm thức nuôi bằng cám gạo (180 ± 12 kén/L; P<0,05) đạt được sau 7 ngày nuôi. Mặc dù Moina nuôi bằng men bánh mì tạo ra ít kén (64 ± 7 kén/L) so với nghiệm thức cám gạo, tuy nhiên số lượng trứng trong kén là cao nhất (65 ± 8% kén chứa hai quả trứng; P<0,05) và kết quả tương tự ở nghiệm thức khi cho Moina ăn tảo Scenedesmus sp. (60 ± 5 kén/L). Ngoài ra, điều kiện bảo quản trứng nghỉ (nhiệt độ sấy 32,5ºC; thời gian sấy 30 phút; bảo quản sau 2 tháng ở 4ºC) có tỉ lệ nở đạt 30 ± 5%, đồng thời phương pháp ấp cũng có tác động rất lớn đến tỷ lệ nở trứng nghỉ M. micrura dao động (35 - 65%) với điều kiện ấp tốt nhất (nhiệt độ nước 28ºC; pH = 7; L:D = 12:12; cường độ chiếu sáng 800 Lux).
Từ khóa: Cám gạo, kén, men bánh mì, Moina micrura, trứng nghỉ