##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Vibrio parahaemolyticus pVPA3-1 là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND trên cả tôm thẻ và tôm sú, gây tỷ lệ chết cao 90 – 100% chỉ trong vòng một tuần nhiễm bệnh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm sàng lọc in vitro (phương pháp Khuếch tán đĩa thạch, xác định Nồng độ ức chế và diệt khuẩn tối thiểu MIC/MBC) một số cây bản địa có hoạt tính cao kháng vi khuẩn V. parahaemolyticus pVPA3-1. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã bước đầu tiến hành các kiểm tra trên tôm (Liều gây độc LD50, độ an toàn) để từ đó xây dựng phương pháp đánh giá in vivo hoạt tính của cao thảo dược trong phòng và trị bệnh AHPND. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu MBC của 6 loại cao chiết trên V. parahaemolyticus pVPA3-1 cho giá trị dao động từ 6,25 đến 12,5 mg mL-1, chính là kết quả tiền đề cho các đánh giá in vivo trên tôm. Bên cạnh đó, kết quả ổn định từ kiểm tra liều gây chết trung bình LD50 của V. parahaemolyticus pVPA3-1 và độ an toàn của thức ăn thảo dược góp phần quan trọng cho các đánh giá in vivo sau này trên tôm thẻ.


Từ khóa: bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh chết sớm, cao thảo dược, V. parahaemolyticus pVPA3-1

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Diễm Phương

Phòng Công nghệ Sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Trần Phạm Vũ Linh

Phòng Công nghệ Sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Bùi Thị Thanh Tịnh

Phòng Công nghệ Sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Bùi Thị Mỹ Hạnh

Phòng Công nghệ Sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Trần Thị Yến Nhi

Phòng Công nghệ Sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Ngô Huỳnh Phương Thảo

Phòng Công nghệ Sinh học Thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh