##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Thí nghiệm được thực hiện đo hàm lượng β-ecdysone (C27H44O7) trong plasma máu cua - là tác nhân gây lột xác. Việc định lượng được hàm lượng β-ecdysone trong plasma sẽ giúp xác định được nồng độ nào sẽ ảnh hưởng lên sự lột xác của cua, giúp phát triển công thức thức ăn, đồng thời lựa chọn và sử dụng thức ăn giai đoạn lột đạt một cách hiệu quả.


     Mẫu máu cua được trích tại khớp càng của cua (130-150g) đang nuôi tại Cần Giờ bằng kim tiêm đã chứa chất chống đông máu. Mẫu sau khi ly tâm 14000 vòng/phút, β-ecdysone trong plasma được làm sạch bằng cột SPE C18 trước khi tiêm vào máy HPLC. Pha động gồm MeOH:nước (60:40), pha tĩnh cột C18, bước sóng 244nm, tốc độ dòng: 0,5 ml/phút.


     Kết quả cho thấy thời gian lưu của chất chuẩn β-ecdysone từ 7,7 đến 8,9 phút, đỉnh hấp thu xuất hiện ở phút 8,376. Sắc ký đồ của mẫu plasma cho thấy thời gian lưu từ 7,7 đến 8,9 phút, tương tự như thời gian lưu của chất chuẩn, đỉnh hấp thu tại 8,156 phút, hiệu suất thu hồi 89,43%. Hàm lượng β-ecdysone trong plasma đạt giá trị cao nhất là 45 ng/ml và thấp nhất là 20 ng/ml. Kết quả cho thấy việc xác định được hàm lượng của β-ecdysone trong máu cua có thể thực hiện bằng kỹ thuật phân tích HPLC.


Từ khóa: Sắc ký lỏng cao áp (HPLC), Scylla paramamosain, β-ecdysone

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Lệ Trinh

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Trần Văn Khanh

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Lê Hoàng

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Nguyễn Thành Trung

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Võ Thị Thùy Vy

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Nguyễn Thị Kim Ngân

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Lý Hữu Toàn

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Nguyễn Văn Nguyện

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II