##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Nghiên cứu được thực hiện từ 01-05/2019 tại Đại học Tiền Giang, nhằm đánh giá hiện trạng kháng kháng sinh của Vibrio parahaemolyticus và đề xuất loại kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh trên tôm thẻ nuôi ở Bạc Liêu. Mẫu khuẩn V. parahaemolyticus được thu; phân lập từ bùn ao, nước ao, nước sông, và từ tôm bệnh theo phương pháp Nirunya et al. (2008). V. parahaemolyticus được định danh bằng kit Nam Khoa IDS 14GNR. Kháng sinh đồ được thực hiện và đánh giá bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch theo tiêu chuẩn CLSI (2016) với 17 loại kháng sinh sử dụng phổ biến hiện nay trong nuôi tôm. Kết quả cho thấy, Apramycin là kháng sinh bị kháng nhiều nhất với tỷ lệ 73,3%; kháng sinh bị kháng ít nhất là Streptomycine, Doxycycline, Florphenicol, Chloramphenicol và Norfl oxacine với cùng tỷ lệ 0%. Doxycycline và Chloramphenicol là kháng sinh có tỷ lệ nhạy cao nhất với cùng tỷ lệ 100%; tỷ lệ nhạy thấp nhất là Enrofl oxacine (6,7%). Tỷ lệ kháng kháng sinh của V. parahaemolyticus được phân lập ở 3 huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai lần lượt là 15,3%, 17,7%, 31,8% và sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Kết quả phân tích cho thấy, bên cạnh Doxycycline, thì có thể dùng Streptomycine và Florphenicol để điều trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Bạc Liêu do V. parahaemolyticus gây ra.


Từ khóa: Bạc Liêu, kháng kháng sinh, kháng sinh đồ, V. parahaemolyticus.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Công Tráng

Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang

Trần Thị Ngọc Lắm

Sinh viên trường Đại học Tiền Giang

Huỳnh Thị Quỳnh Như

Sinh viên trường Đại học Tiền Giang