##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghề nuôi thủy sản lồng bè tại sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển từ những năm 2000, diện tích nuôi và số hộ nuôi tăng dần. Hiện nay quy mô nuôi thủy sản lồng bè tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở dạng nhỏ lẻ (10-106 ô lồng/hộ), tập trung chủ yếu nhóm từ 11-30 ô lồng/hộ chiếm 46,2% và nhóm từ 31-50 ô lồng /hộ chiếm 26,2%. Đa số lồng nuôi được thiết kế dạng bè nổi, khung gỗ, có kích cỡ 6x6x3m và 5x5x4m, 4x4x3m, 3x3x3m, thể tích trung bình khoảng 27 - 100m3/ô lồng, kỹ thuật nuôi phụ thuộc vào kinh nghiệm, trang thiết bị phục vụ nuôi biển còn đơn giản, thô sơ. Đối tượng nuôi đa dạng, cụ thể như tôm hùm, hàu, cá mú, cá hồng Mỹ, cá chẽm, cá bớp, cá chim vây vàng, cá bè, cá dứa, cá dìa. Mật độ tôm, cá thả nuôi dao động từ 100 - 3.000 con/lồng (tùy đối tượng nuôi). Cá nuôi thường nhiễm bệnh ký sinh trùng, lở loét, xuất hiện nhiều vào mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa, tháng 4 đến tháng 9. Để phát triển nuôi thủy sản bằng lồng bè ở sông Chà Và theo hướng bền vững, cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chính sách, quy hoạch, khoa học công nghệ và đào tạo, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở khu vực nuôi. Đồng thời mở rộng quy hoạch nuôi lồng bè ở các vùng biển hở và hải đảo, nâng cao trình độ nuôi thủy sản của người dân thông qua tập huấn, chuyển giao công nghệ mới. Thành lập các tổ tự quản nghề nuôi trong cộng đồng, gắn kết mối quan hệ giữa người sản xuất, doanh nghiệp và nhà quản lý.


Từ khóa: Nuôi thủy sản, sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Phạm Quốc Huy

Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam

Nguyễn Thị Kim Vân

Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam

Trương Quốc Cường

Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam

Võ Thanh Vân

Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam