##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng lớn đến đối tượng nuôi cá biển nói chung, tuy nhiên, ảnh hưởng của độ mặn đến cá bè vẫu vẫn chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá bè vẫu (Caranx ignobilis) giai đoạn giống. Cá giống với chiều dài và khối lượng trung bình lần lượt là 2,62 ± 0,13 cm và 0,26 ± 0,07 g/con được chia ngẫu nhiên vào các bể nuôi 70L với mật độ 2 con/L. Bốn mức độ mặn gồm 5‰, 15‰, 25‰ và 33‰ được thử nghiệm, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần trong 28 ngày. Kết quả cho thấy độ mặn có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá bè vẫu (p < 0,05). Ở độ mặn 33‰, cá đạt tăng trưởng và sinh khối cao nhất, vượt trội so với độ mặn 5‰, lần lượt là 29,0% và 63,3%. Tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá ở độ mặn 15 - 33‰ tốt hơn đáng kể so với độ mặn 5‰, với mức cải thiện tương ứng từ 7,1 – 9,2% và 31,7 – 51,7%. Tương tự, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá ở độ mặn 15 - 33‰ tốt hơn so với 5‰, với mức tăng 20,0 – 24,6% của FCR và 15,7 – 21,3% của PER. Những phát hiện này cung cấp thông tin hữu ích về ảnh hưởng của độ mặn đến hiệu quả sản xuất cá bè vẫu giai đoạn giống, góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất giống loài cá này.


Từ khóa: Caranx ignobilis, độ mặn, tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Ngô Văn Mạnh

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Dương Nguyễn Hoàng

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Đặng Thị Bích Trâm

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Hoàng Thị Thanh

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang