##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp xúc độ mặn ở giai đoạn phát triển phôi lên khả năng chịu mặn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở giai đoạn cá hương. Thí nghiệm được thiết kế với 2 nhân tố (độ mặn ấp và ương), gồm 12 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Trứng cá tra sau khi thụ tinh được ấp ở các độ mặn 0‰, 1‰, và 2‰, sau khi nở cá bột được ương ở các độ mặn 0‰, 4‰, 8‰ và 12‰. Sau 35 ngày ương, kết quả cho thấy độ mặn ấp và ương không ảnh hưởng đến tăng trưởng, nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT), và hoạt tính của của các enzyme tiêu hóa (pepsin, trypsin, chymotrypsin và amylase). Độ mặn làm giảm tỷ lệ sống của cá ương, nhưng nhóm cá được ấp ở độ mặn cao 2‰ có xu hướng chịu mặn tốt hơn khi ương ở mức độ mặn 12‰ (p<0,05). ASTT của cá ương tăng khi độ mặn tăng, và nhóm cá được ấp ở độ mặn 2‰ có mức tăng ASTT lớn nhất khi ương ở độ mặn 12‰ (p<0,05). Hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá ương có xu hướng tăng khi độ mặn ương tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tiếp xúc sớm với độ mặn sẽ làm tăng khả năng chịu mặn của cá ở giai đoạn cá hương.


Từ khóa: Cá tra, áp suất thẩm thấu, khả năng chịu mặn, tỷ lệ sống, enzyme tiêu hóa.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Đào Minh Hải*

Khoa Công Nghệ Nuôi Trồng Thủy Sản, Trường Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ

Nguyễn Thị Kim Hà

Khoa Công Nghệ Nuôi Trồng Thủy Sản, Trường Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ

Nguyễn Thanh Hiệu

Khoa Công Nghệ Nuôi Trồng Thủy Sản, Trường Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ

Nguyễn Hồng Quyết Thắng

Khoa Công Nghệ Nuôi Trồng Thủy Sản, Trường Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ