##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm khảo sát khả năng loại bỏ các muối dinh dưỡng nitrogen trong nước thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng của một số chủng vi tảo. Trong nghiên cứu này, có 3 nghiệm thức thí nghiệm tương ứng với 3 chủng vi tảo phổ biến nhất trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam gồm Chlorella sp. NTU-201, Tetraselmis chuii NTU-202, và Oscillatoria sp. NTU-301. Trong mỗi nghiệm thức, các chủng vi tảo được nuôi cấy trong môi trường nước thải đã được hiệu chỉnh để nâng cao khả năng loại bỏ các muối dinh dưỡng. Các thông số đặc tính nguồn nước thải, sinh trưởng quần thể vi tảo, và hiệu quả loại bỏ các muối dinh dưỡng được thu thập. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn nước thải có đặc điểm độ mặn cao (28,6-32,3 mg.L-1), pH (7,7-8,0) cũng như độ kiềm (69,3-145,6 mgCaCO3.L-1) ở mức trung bình và phù hợp cho sinh trưởng vi tảo, nồng độ muối dinh dưỡng nitrogen và phosphate tương đối thấp. Vi tảo lục Chlorella sp. nước mặn biểu hiện sự thích nghi và sinh trưởng tốt nhất ở mật độ cực đại đạt 5,6±1,1×106 tb.mL-1 tốc độ sinh trưởng ở pha logarithm 0,57±0,08, và thời gian tăng sinh gấp đôi 1,24±0,16 (ngày). Tảo lam Oscillatoria sp. biểu hiện khả năng loại bỏ muối dinh dưỡng nitrogen là tốt nhất, 100% lượng muối nitrate được loại bỏ khỏi môi trường nước chỉ sau 2 ngày nuôi cấy.