##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi và độ sâu mương khóm đến tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm sú nuôi và hiệu quả nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm tại Gò Quao, Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự sai khác về tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và lợi nhuận của vụ nuôi ở các mật độ nghiên cứu (P < 0,05). Sau 81 ngày nuôi, với mật độ 2 con/m2 tôm đạt khối lượng trung bình (34,18 ± 0,28 g/con) và tỷ lệ sống (55,08 ± 0,92%), tỷ suất lợi nhuận (159,38%) cao hơn so với các mật độ cao hơn (3, 4 và 5 con/m2). Độ sâu mương khóm cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả việc nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm. Trong các mức độ sâu nghiên cứu, tôm nuôi ở mương khóm có độ sâu 1 m cho kết quả về tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và tỷ hiệu quả kinh tế cao hơn so với tôm nuôi ở độ sâu 0,6; 0,8 và 1,2 m.


Từ khóa: mật độ, độ sâu, mô hình tôm - khóm, Gò Quao, Kiên Giang

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Dương Duy Duyệt

Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Danh Thị Trúc Mai

Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Mai Như Thủy

Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Lê Minh Hoàng*

Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang