##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Trong nuôi cá cảnh nói chung, màu sắc đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị và sự chấp nhận của thị trường. Mặc dù đã đạt được thành công trong sản xuất giống nhiều loài trong giống cá khoang cổ nhưng màu sắc kém của nguồn cá này so với cá hoang dã là một trong những thách thức lớn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sử dụng astaxanthin tách chiết từ Copepoda, loài Pseudodiaptomus annandalei, bổ sung vào thức ăn nhằm cải thiện màu sắc của cá khoang cổ nemo, Amphiprion ocellaris. Năm hàm lượng astaxanthin, 50 – 450 mg/kg thức ăn, và một nghiệm thức đối chứng đã được thử nghiệm. Cá được nuôi trong các bể kính, 60 lít/bể, với mật độ 15 con/bể. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3 lần lặp trong 75 ngày. Kết quả cho thấy các chỉ số đánh giá hiệu quả cải thiện màu sắc như a* (xanh lá – đỏ), b* (xanh dương – vàng), Hoab (tông màu), C*ab (độ bão hòa màu), ΔE* (khác biệt màu sắc tổng thể) và hàm lượng carotenoids tích lũy (da và cơ thịt) đạt được tốt hơn cùng với mức tăng của hàm lượng astaxanthin bổ sung (P < 0,05). Mức độ đỏ và hàm lượng carotenoids tích lũy trên da cá ở nghiệm thức 450 mg/kg đạt cao nhất, cao hơn lần lượt là 111% và 270% so với đối chứng. Nghiên cứu cung cấp một giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện màu sắc của cá khoang cổ nemo, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng con giống sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.


Keywords: Astaxanthin, cá khoang cổ nemo, Copepoda, hàm lượng carotenoid tích lũy, màu sắc.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Lương Thị Hậu

Trung tâm Thí nghiệm – Thực hành, Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Thị Nhật Anh

Học viên cao học ngành Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nha Trang

Đặng Trung Thành

Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Đoàn Xuân Nam

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Trần Văn Dũng

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang