##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tiềm năng probiotic của vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu hóa của hàu biển Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) nuôi tại khu vực Ninh Hòa, Khánh Hòa, Việt Nam với định hướng phát triển sản phẩm probiotic phục vụ cho giai đoạn nuôi ấu trùng hàu và nuôi lưu hàu thương phẩm. Qua quy trình phân lập với môi trường MA (Marine agar), nghiên cứu đã thu nhận 22 chủng vi khuẩn từ hệ tiêu hóa của hàu, gồm 15 chủng gram dương và 7 chủng gram âm. Khả năng kháng khuẩn, sinh enzyme ngoại bào, hoạt tính gây tan máy và khả năng chịu mặn là các tiêu chí được sử dụng để sàng lọc các chủng vi khuẩn định hướng probiotic.  Khả năng kháng khuẩn đối với Vibrio parahaemolyticus và sinh enzyme ngoại bào protease, amylase, cellulase) được đánh giá bằng phương pháp khuyết tán trên đĩa thạch. Hoạt tính gây tan máu (hemolytic activity) được xác định trên môi trường thạch BA (Blood agar). Khả năng chịu mặn được xác định bằng phương pháp đo độ đục ở bước sóng 600nm. Sau quá trình sàng lọc, thu nhận được 3 chủng BS2, N5 và N7 đều có khả năng kháng Vibrio parahaemolyticus ATCC 43996, có khả năng chịu mặn đến nồng độ NaCl 4%, và sinh enzyme ngoại bào protease, cellulase, và amylase. Hơn nữa, 3 chủng này đều cho kết quả âm tính trong kiểm tra sàng lọc tan huyết sử dụng đĩa thạch máu. Sau khi thực hiện định danh bằng chỉ thị 16S rRNA, N5 và N7 được xác định thuộc nhóm Bacillus cereus với độ tương đồng 100%, BS2 là chủng Enterobacter hormaechei với độ tương đồng 99,93%.


Từ khóa: hàu Thái Bình Dương, Crassotrea gigas, probiotic, kháng khuẩn, sinh enzyme ngoại bào, tan máu

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Phạm Thị Minh Hải*

Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Thị Thanh Hải

Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Nha Trang

Lê Nhã Uyên

Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Nha Trang