##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Bã trái nhàu (BTN) được xem là phế liệu trong quá trình chế biến sản phẩm nước cốt nhàu. Tuy nhiên, trong thành phần của BTN còn chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quý có thể tận dụng để gia tăng thêm giá trị cho trái nhàu. Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu thiết lập điều kiện chiết tối ưu để thu nhận hợp chất polypneol từ BTN. Nghiên cứu điều kiện chiết tối ưu dựa vào phương pháp qui hoạch thực nghiệm một yếu tố với các thông số chính bao gồm: Nhiệt độ chiết, thời gian chiết, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi chiết và nồng độ dung môi chiết. Sau khi thiết lập được điều kiện chiết tối ưu, hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết được đánh giá dựa vào khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử (RPA). Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện chiết tối ưu để thu được hàm lượng polyphenol tổng cao nhất từ BTN được xác định như sau: Nhiệt độ 80oC, thời gian chiết 40 phút, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi chiết 1/10 (g/ml) và nồng độ ethanol 40% (v/v). Tại điều kiện chiết tối ưu, dịch chiết từ BTN có hàm lượng polyphenol tổng đạt được là 846 mg GAE/100g chất khô. Dịch chiết từ BTN thu được ở điều kiện chiết tối ưu dựa vào khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử (RPA) với giá trị IC50 lần lượt là 303 và 780 µg/ml. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng sử dụng dịch chiết từ bã trái nhàu như một nguồn chất chống oxi hóa tự nhiên và khả năng ứng dụng trong phát triển các sản phẩm thực phẩm và thực phẩm chức năng.


Từ khóa: Bã trái nhàu, hoạt tính chống oxi hóa, polyphenol, trái nhàu, tối ưu hóa.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Phạm Văn Đạt

Trung tâm Nghiên cứu và Chế biến Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Trần Thị Mỹ Hạnh

Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Xuân Duy

Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang