##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Cá ong bầu (Rhynchopelates oxyrhynchus), đối tượng bản địa tiềm năng mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, các dữ liệu liên quan đến sự thành thục sinh sản của đối tượng này trong nuôi ao lót bạt vẫn chưa được thực hiện. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thành thục của cá ong bầu trong ao nuôi lót bạt nhằm chủ động được nguồn cá bố mẹ thành thục phục vụ sinh sản nhân tạo thông qua sự thay đổi về hệ số thành thục, đường kính tế bào trứng và nồng độ vitellogenin trong máu đối với cá cái và sự thành thục tuyến sinh dục đối với cá đực. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cá ong bầu bố mẹ có thể nuôi vỗ thành thục trong ao nuôi lót bạt với tỷ lệ sống lớn hơn 60%. Hệ số thành thục được ghi nhận cao nhất đạt 5,30% (cá cái) và 3,56% (cá đực). Hàm lượng Vtg huyết tương tăng dần theo thời gian nuôi vỗ với 102,0 ng/mL tại tháng 1 và đạt giá trị cao nhất 765,9 ng/mL vào tháng 8. Đối chiếu với kết quả cắt mô tế bào học cho thấy rằng tuyến sinh dục của cá ong bầu cái ở giai đoạn sớm của quá trình hấp thụ noãn hoàng vào tháng 7 và giai đoạn thành thục sinh sản xảy ra từ tháng 8 đến tháng 9 với đường kính trứng lớn hơn 400 µm.


Từ khóa: ong bầu, vitellogenin, sự thành thục

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Võ Đức Nghĩa

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Lê Văn Dân

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Nguyễn Đức Thành

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Nguyễn Anh Tuấn*

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế