##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Thuộc khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, rạn san hô Hòn Mun có tầm quan trọng quốc tế và đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam với 1.500 loài sinh vật trong số 2.000 loài san hô và sinh vật biển trên toàn thế giới (Nguyễn Văn Hoàng, 2012). Hiện nay, các hoạt động du lịch như lặn có khí tài (scuba diving) và các hoạt động bơi lặn tham quan khác đóng vai trò quan trọng nhằm tạo nguồn thu phục vụ công tác bảo tồn đều có tác động đến rạn san hô. Để đánh giá hiệu quả của công tác này, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của du khách lặn biển có khí tài đối với hệ sinh thái rạn san hô Hòn Mun theo phương pháp khảo sát ngẫu nhiên. Các đánh giá của du khách cho thấy rạn san hô Hòn Mun không ở tình trạng tốt nhất. Nếu được bảo tồn hợp lý, Hòn Mun vẫn là một điểm du lịch lặn biển hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước với 98% du khách có mong muốn quay trở lại.
Từ khóa: Rạn san hô Hòn Mun, lặn biển có khí tài, khảo sát ngẫu nhiên, bảo tồn, quản lý