##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Hai thí nghiệm được bố trí liên tiếp nhau, khi kết thúc thí nghiệm 1 thì bố trí tiếp thí nghiệm 2, với mỗi thí nghiệm kéo dài 60 ngày, đã được tiến hành dưới dạng các thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn trong các bể thủy tinh sợi đặt trong phòng. Trong thí nghiệm 1, bốn nghiệm thức đạm thức ăn gồm 35% (NT1.1), 40% (NT1.2), 45% (NT1.3) và 50% (NT1.4). Trong thí nghiệm 2, bốn mức mật độ ương gồm 1 (NT2.1), 1,5 (NT2.2), 2 (NT2.3) và 2,5 (NT2.4) con/lít. Kết thúc thí nghiệm 1, sinh trưởng cao nhất ở NT1.4 (5,77 ± 0,32 g/con), khác biệt thống kê (P<0,05) với NT1.1 (4,36 ± 0,90 g/con). Tỷ lệ sống cao nhất ở NT1.3 (50,05 ± 0,83%) và NT1.4 (52,15 ± 2,55%) khác biệt thống kê với NT1.2 (39,23 ± 0,97%) và NT1.1 (39,18 ± 1,72%) (P<0,05). Sinh trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất ở NT1.1. Ở thí nghiệm 2, sinh trưởng cao nhất ở NT2.3 (5,66 ± 0,34 g/con) và NT2.4 (5,84 ± 0,08 g/con), có khác biệt (P<0,05) với NT2.1 (4,44 ± 0,29 g/con) thấp nhất. Tỷ lệ sống cao nhất NT2.1 (49,2 ± 2,29%) và thấp nhất NT2.4 (23,8 ± 0,40%) và giữa bốn nghiệm thức có sự khác biệt thống kê (P<0,05). Từ kết quả cho thấy thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 45 - 50% và mật độ ương 1,5 – 2 con/lít là phù hợp để ương cá trèn bầu ở giai đoạn 31 – 90 ngày tuổi trong bể thủy tinh sợi.


Từ khóa: mật độ ương, Ompokbimaculatus, protein thức ăn, thức ăn chế biến, trèn bầu.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Lê Văn Lễnh

Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Nguyễn Hữu Yến Nhi

Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Trịnh Thị Lan

Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Đặng Thế Lực

Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Lê Anh Tuấn

Trường Đại học Nha Trang