##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này khảo sát đặc điểm trường dòng lưu chất có độ nhớt đi qua vỏ tàu cá Việt nam có xét ảnh hưởng của chân vịt và bánh lái bằng phương pháp mô phỏng CFD (Computaional Fluid Dynamics). Phương phương mô phỏng CFD sử dụng kết hợp 2 công cụ chính là OrCA3D Marine CFD và Simerics cho tác vụ xây dựng mô hình hình học, tạo lưới, thiết lập điều kiện biên, môi trường mô phỏng và giải hệ phương trình RANS ( Reynolds Averages Naviers Stokes) của dòng lưu chất đi qua vỏ tàu cá. Có hai kết quả chính của nghiên cứu này. Kết quả thứ nhất về phương pháp mô phỏng CFD, sử dụng kết hợp sử dụng bộ công cụ phần mềm mới, OrCA3D và Simerics giúp kiểm soát chủ động được thông tin đầu vào cho tàu mô phỏng như lượng chiếm nước, nghiêng dọc, vận tốc tàu, trạng thái dòng chảy quanh vỏ tàu; tiết kiệm khoảng 70% thời gian thao tác tạo lưới quanh chân vịt và cài đặt thông số so với sử dụng phần CFD tổng quát khác như StarCMM++, Ansys CFD, Open FOAM. Kết quả thứ hai về trường lưu chất, tại tốc độ khai thác tàu 10 knots, lực cản qua vỏ tàu khi có chân vịt và bánh lại tương ứng với ba chế độ tải tại mớn nước d =1,848, 153 và 1,323 lần lượt tăng lên 13,95%, 9,5% và 7,53% so với trường hợp dòng lưu chất qua vỏ tàu không. Biểu đồ phân bố vận tốc và áp suất tại vùng đuôi tàu có sai khác rõ rệt khi có sự có chân vịt và bánh lái. Cụ thể, trong biểu đồ phân bố vận tốc dạng vector, kích vùng xoáy tại vùng đuôi tàu có xu hướng nhỏ hơn do có tác động của chân vịt. 


Từ khóa: Phân bố vận tốc, Phân bố áp suất, CFD, dòng lưu chất, chân vịt

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Huỳnh Lê Hồng Thái

Khoa Kỹ thuật Giao Thông, Trường Đại học Nha Trang

Trần Đình Tứ*

Khoa Kỹ thuật giao thông, Trường Đại học Nha Trang