##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Dựa trên số liệu về cường lực và sản lượng khai thác của các đội tàu đánh bắt hải sản ở vùng ven bờ và vùng lộng biển Nghệ An trong giai đoạn 2017-2022, nghiên cứu sử dụng mô hình sản lượng thặng dư Schaefer (1954) để ước tính sản lượng khai thác bền vững tối đa và cường lực khai thác bền vững tối đa tương ứng cho vùng biển nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác bền vững tối đa ở vùng ven bờ và vùng lộng Nghệ An là 58.338 tấn; trong đó nghề lưới kéo là 32.652 tấn, nghề lưới rê là 12.312 tấn, nghề lưới vây là 2.507 tấn, nghề câu là 468 tấn, nghề lưới chụp là 5.570 tấn, nghề lồng bẫy là 615 tấn và nghề khác là 4.214 tấn. Tương ứng với sản lượng khai thác bền vững tối đa, cường lực khai thác bền vững tối đa ở vùng biển nghiên cứu là 2.483 tàu: nghề lưới rê là 1.429 tàu, nghề lưới kéo là 483 tàu, nghề câu là 147 tàu, nghề lồng bẫy là 137 tàu, nghề lưới chụp là 75 tàu, nghề lưới vây là 22 tàu và nhóm nghề khác là 190 tàu. Tổng cường lực của các đội tàu khai thác ở vùng biển đã vượt ngưỡng bền vững khoảng 20,8%; trong đó, nghề lồng bẫy vượt 29,2%, nghề lưới rê vượt 27,5% và nghề lưới kéo vượt 2,3%; cường lực khai thác của nghề lưới vây, nghề câu và nghề lưới chụp chưa đạt ngưỡng cường lực khai thác bền vững tối đa.


Từ khóa: Cường lực khai thác bền vững tối đa, sản lượng khai thác bền vững tối đa, vùng ven bờ và vùng lộng Nghệ An

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Đỗ Văn Thành

Viện nghiên cứu Hải sản

Nguyễn Phi Toàn

Viện nghiên cứu Hải sản