##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tỷ lệ thành thục của tôm đất bố mẹ. Thí nghiệm 1 được bố trí với các nghiệm thức thức ăn khác nhau (NT1: 100% giun nhiều tơ; NT2: 50% giun nhiều tơ + 50% nhuyễn thể; NT3: 50% giun nhiều tơ + 50% giáp xác; NT4: 100% nhuyễn thể; NT5: 100% giáp xác; NT6: 50% nhuyễn thể + 50% giáp xác; NT7: 40% giun nhiều tơ + 30% nhuyễn thể + 30% giáp xác) ở 32-33‰. Thí nghiệm 2 được bố trí với các nghiệm thức độ mặn khác nhau (NT1: 26‰; NT2: 28‰; NT3: 30‰; NT4: 32‰; NT5: 34‰) với thức ăn 50% giun nhiều tơ + 50% nhuyễn thể. Mật độ nuôi 40 con/bể, ăn 4 lần/ngày với liều lượng 10 - 20% khối lượng tôm. Kết quả cho thấy trong thí nghiệm 1, nghiệm thức NT2 cho tỉ lệ thành thục, sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản thực tế cao nhất. NT1 và NT7 cho thời gian từ cắt mắt đến lần đẻ đầu ngắn nhất, số lần đẻ/ chu kì lột xác cao nhất, thời gian giữa 2 lần đẻ ngắn nhất. Nghiệm thức NT1, NT2, NT7 và NT3 cho tỉ lệ sống cao nhất. Trong thí nghiệm 2, nghiệm thức NT5 có tỉ lệ thành thục, sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản thực tế cao nhất, thời gian từ cắt mắt đến lần đẻ đầu ngắn nhất, số lần đẻ/chu kì lột xác nhiều nhất và thời gian giữa 2 lần đẻ ngắn nhất. Nghiệm thức NT1, NT2 và NT3 có tỷ lệ sống cao nhất.


Từ khóa: Tôm đất, Metapenaeus ensis, thức ăn, độ mặn, thành thục.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Tôn Nữ Mỹ Nga

Trường Đại học Nha Trang

Nguyễn Văn Dũng

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Lê Thị Ngọc Huyền

Trường Đại học Nha Trang

Lê Văn Chí

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III