##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Trên cơ sở kết quả khảo sát môi trường nước biển tại bãi nuôi ngao thuộc xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong thời gian 2016-2017, bài báo đã trình bày đặc điểm phân bố của một số yếu tố sinh thái trong vùng biển nghiên cứu. Trong đó, nhiệt độ có biên độ dao động nhỏ từ 29,4-31,6 ºC; còn độ mặn lại có biên độ dao động khá lớn từ 1,00-15,80 ‰, cả hai đều nằm trong giới hạn sống của ngao. Hàm lượng NH4+ trung bình cao nhất vào cuối vụ là 195,97±59,35 μg/l và vượt gấp 2 lần giới hạn cho phép (>100 μg/l). Còn hàm lượng TSS trung bình của cả ba đợt khảo sát đều vượt quá giới hạn cho phép (>50 mg/l) lần lượt: đầu vụ là 61,04±10,65 mg/l, giữa vụ là 150,46±19,21 mg/l và cuối vụ là 87,25±45,95 mg/l. Năng suất sinh học thô cao nhất vào cuối vụ (trung bình 169,23±81,80 mgC/m³/ngày) và nằm trong giới hạn của nhiều vùng biển ở Việt Nam. Hàm lượng Chlorophyll_a cao nhất vào đầu vụ (trung bình 11,69±2,97 μg/l). Diễn biến chất lượng môi trường cho thấy: các thông số: nhiệt độ, DO, BOD5, NO2- ít có sự biến động trong khi đó các thông số quan sát còn lại (độ mặn, TSS, TOM, TN, TP, POC, NH4+, NO3-, PO43-, NSSH, Chlorophyll_a) đều có biến động khá cao. Có 7 thông số tập trung cao nhất vào cuối vụ: TOM, TN, TP, NH4+, NO3-, PO43-, NSSH và hàm lượng oxy trung bình thấp nhất cũng xuất hiện vào giai đoạn này. Bộ ba yếu tố DIN, DIP và Chlorophyll_a có tương quan thuận với nhau, với hệ số tương quan Pearson (r) dao động từ 0,342-0,756 (với mức ý nghĩa p < 0,05).


Từ khóa: Môi trường biển, bãi nuôi ngao, chất hữu cơ, muối dinh dưỡng.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Minh Hiếu

Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Hoàng Trung Du

Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Võ Hải Thi

Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Nguyễn Trịnh Đức Hiệu

Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam