##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra tỉ lệ pha loãng, nồng độ thẩm thấu và nồng độ các cation tối ưu cho hoạt lực tinh trùng hàu Thái Bình Dương Crassostrea gigas. Tinh trùng hàu Thái Bình Dương được pha loãng ở các tỉ lệ 1:50, 1:100, 1:150 và 1:200 (tinh dịch: nước biển nhân tạo) để xác định tỉ lệ pha loãng cho hoạt lực tinh trùng tốt nhất. Sau đó, tỉ lệ pha loãng này được sử dụng cho các thí nghiệm áp suất thẩm thấu (nồng độ 300, 400, 500, 600 mOsm/kg) và cation Na+, Ca2+, K+, Mg²+ (nồng độ 0,2; 0,4; 0,6; 0,8M). Mỗi quan sát được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy, hoạt lực tinh trùng hàu Thái Bình Dương tốt nhất khi pha loãng ở tỉ lệ 1:200; áp suất thẩm thấu 500 mOsm/kg; nồng độ tối ưu của các cation Na+, K+, Ca²+lần lượt là 0,4M, 0,4M và 0,2M. Khi có sự hiện diện của Mg²+, tinh trùng hàu không có hoạt lực ở các nồng độ được thực hiện trong nghiên cứu. Tỉ lệ thụ tinh đạt cao nhất khi thụ tinh trong môi trường nước biển nhân tạo, tiếp theo môi trường nước biển tự nhiên đã xử lý, sau đó là dung dịch có áp suất thẩm thấu 500mOsm/kg và thấp nhất ở dung dịch cation Na+ 0,4M với kết quả lần lượt là 75,77±5,26%; 71,78±3,25%; 49,94±2,12%; 35,8±5,27%.


Từ khóa: Hàu Thái Bình Dương, tỉ lệ pha loãng, áp suất thẩm thấu, cation, hoạt lực tinh trùng

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Tý Trâm

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Trương Thị Bích Hồng

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Mai Như Thủy

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Lê Minh Hoàng

Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang