##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Độc tố ốc nón có chứa hàm lượng lớn các peptide tấn công lên các kênh ion và thụ thể thần kinh khác nhau. Độc tố của các loài Conus là nguồn dược liệu tiềm năng chưa khai thác. Sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng pha đảo RP-HPLC để phân tách độc tố của Conus marmoreus ở vịnh Nha Trang, sau đó các phân đoạn được phân tích khối lượng phân tử bằng kỹ thuật MALDI-TOF-MS. Kết quả chạy RP-HPLC cho thấy nọc độc thô có chứa nhiều peptide kị nước. Sử dụng kỹ thuật MALDI-TOF-MS đã xác định được tổng cộng 7543 dữ liệu khối lượng thô. Bên cạnh đó, quan sát được 1751 peptide trong nọc độc thô Conus marmoreus ở Vịnh Nha Trang. Trong số đó, chúng tôi xác định được khối lượng phân tử của 39 peptide trong nọc độc loài C.marmoreus ở Việt Nam so với tổng số 92 phân tử peptide của C.marmoreus đã được định danh trước đó.


Từ khoá: Conus marmoreus, Peptide, Nọc độc, LC MALDI-TOF MS.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Bảo

Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Trần Văn Khoa

Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Jean-Pière LECAER

Natural Product Chemistry Institute, National Center for Scientific Research, Gif-sur-Yvette 91198, France

Ngô Đăng Nghĩa

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang

Bùi Trần Nữ Thanh Việt

Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

Phan Thị Khánh Vinh

Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang