##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

     Hiện nay ứng dụng men vi sinh giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát một số bệnh truyền nhiễm trên tôm đã góp phần giảm thiểu bùng phát dịch bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định khả năng ức chế của Bacillus (B1, S5) và Streptomyces X285 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Kết quả ghi nhận, bổ sung 105 CFU/mL Bacillus và Streptomyces định kỳ 2 lần/tuần dẫn đến tỷ lệ sống của tôm cao hơn so với nhóm đối chứng và tỷ lệ bao hộ (RPS) là trên 70% sau 10 ngày gây nhiễm V. parahaemolyticus trong điều kiện in vivo. Hơn nữa, nghiên cứu tương tự đã được ứng dụng ở quy mô ao (600-700 m²), tôm được nuôi và theo dõi trong 120 ngày tại tỉnh Sóc Trăng. Bổ sung chế phẩm sinh học bao gồm Bacillus và Streptomyces 2 lần/tuần, có thể kiểm soát V. parahaemolyticus. Hơn nữa, các chỉ số môi trường nitrit, amonia đều tăng nhưng trong khoảng cho phép nuôi tôm nước lợ QCVN 02-19: 2014 /BNNPTNT. Mặt khác, ao đối chứng khi sử dụng chế phẩm vi sinh thương mại đã không mang lại hiệu quả và được thu hoạch sớm vào 45 ngày nuôi vì AHPND.


Từ khóa: Bacillus, Streptomyces, AHPND, tỷ lệ chết bảo hộ RPS (%)

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Chuyên mục
Khoa học công nghệ thủy sản
Tiểu sử của Tác giả

Võ Hồng Phượng

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Phạm Thị Huyền Diệu

Trường Đại học Sư phạm, Tp. Hồ Chí Minh

Lê Hồng Phước

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Cao Vĩnh Nguyên

Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Chu Quang Trọng

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Nguyễn Công Thành

Trung tâm tập huấn và Chuyển gia công nghệ nông nghiệp phía Nam

Thái Thanh Trung

Trung tâm tập huấn và Chuyển gia công nghệ nông nghiệp phía Nam

Đặng Ngọc Thùy

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I